NGHỆ AN TĂNG CƯỜNG GIÁM SÁT SỨC KHỎE ĐỘNG VẬT HOANG DÃ- BẢO VỆ SỨC KHỎE CỦA LOÀI NGƯỜI VÀ VẬT NUÔI

Thứ ba - 30/05/2023 03:59 287 0
Động vật hoang dã (ĐVHD) là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là một bộ phận cấu thành nên đa dạng sinh học của Việt Nam, góp phần quan trọng trong việc tạo nên sự cân bằng sinh thái, bảo đảm môi trường sống trong lành cho con người.
NGHỆ AN TĂNG CƯỜNG GIÁM SÁT SỨC KHỎE ĐỘNG VẬT HOANG DÃ- BẢO VỆ SỨC KHỎE CỦA LOÀI NGƯỜI VÀ VẬT NUÔI
Trong thời gian qua, các tác động và thay đổi do con người gây ra đối với hệ sinh thái đã làm gia tăng sự tương tác và lây truyền các tác nhân gây bệnh giữa ĐVHD, động vật nuôi và con người. Nhiều nghiên cứu cho thấy khoảng 2/3 (60,3%) các bệnh truyền nhiễm mới nổi ở trên người có nguồn gốc từ động vật và khoảng 3/4 (71,8%) trong số này là có nguồn gốc từ ĐVHD. Sự xâm phạm của con người vào môi trường sống tự nhiên của ĐVHD, cùng với sự gia tăng của hoạt động gây nuôi ĐVHD và buôn bán thú cảnh đã tạo cơ hội cho dịch bệnh lây truyền từ ĐVHD sang con người. Đại dịch toàn cầu COVID-19 cũng được cho rằng có nguồn gốc từ ĐVHD.
Giám sát sức khỏe ĐVHD là việc làm cần thiết để phát hiện, quản lý mầm bệnh đe dọa tới quần thể ĐVHD như vi-rút Dịch tả lợn châu Phi và để hiểu hơn về tình hình dịch tễ của các mầm bệnh có nguồn gốc từ ĐVHD như các vi-rút SARS-CoV-1, Ebola, MERS-CoV, Nipah, Cúm gia cầm và SARS-CoV-2, tác nhân gây nên đại dịch COVID-19.
Tổ chức Wild Conservation Society (WCS) là tổ chức Phi chính phủ thành phủ thành lập tại Hoa Kỳ năm 1895 làm việc trên 60 quốc gia với mục tiêu: Bảo vệ các loài động vật và vùng hoang dã trên toàn thế giới qua nghiên cứu khoa học, bảo tồn, giáo dục và khơi dậy giá trị của thiên nhiên đối với con người.
 
Hình 1: Các cá thể hươu, nai tại trang trại/hộ gây nuôi
 WCS Việt Nam đẩy mạnh triển khai giám sát bị động và chủ động một số dịch bệnh trên ĐVHD; Nghệ An là một trong những địa phương được lựa chọn để giám sát bệnh trên ĐVHD bởi có số lượng loài đa dạng như cầy, hươu, nai, lợn rừng,..
Từ ngày 24/04/2023 đến ngày 28/04/2023 tổ chức WCS Việt Nam kết hợp Cục Thú y, Chi cục Kiểm lâm Nghệ An, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Nghệ An tiến hành thu mẫu ở các trang trại gây nuôi ĐVHD tại Thị xã Hoàng Mai; mẫu phẩm lấy là mẫu Swab phân, hầu họng, mẫu môi trường (mẫu nước trang trại), mẫu máu chó, mèo được nuôi tại trang trại/hộ nuôi hươu, nai, cầy để làm xét nghiệm tìm vi-rút SARS-CoV-2 và vi- rút Pan-Corona.

                           Hình 2: Công tác lấy mẫu tại các trang trại gây nuôi
              
Mục tiêu của hoạt động thu mẫu lần này nhằm tăng cường hệ thống giám sát và nâng cao năng lực phát hiện, báo cáo và chia sẻ thông tin trong các trường hợp phát hiện dịch bệnh trên một số loài ĐVHD nuôi nhốt; thu thập mẫu và các thông tin liên quan trên một số loài trong các trang trại; xác định khả năng lây truyền trên các loài ĐVHD; giảm thiểu các mối đe dọa lây truyền bệnh từ động vật sang người. Người chăn nuôi hiểu rõ được các mối nguy từ đó chủ động phòng bệnh cho vật nuôi và chính mình. Chính vì vậy hiệu quả chăn nuôi sẽ được nâng lên, nâng cao chất lượng sức khỏe cộng đồng, đời sống vật chất lẫn tinh thần ngày càng được cải thiện./.
                                                                    Hoàng Thị Hoa - Phòng QLDB
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Chi cục chăn nuôi và thú y Nghệ An

    Số 55, Nguyễn Sinh Sắc, phường Cửa Nam, TP. Vinh, tỉnh Nghệ An
    02383844586
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây