Nghệ An tăng cường giám sát dịch bệnh nguy hiểm trên tôm nuôi

Thứ năm - 29/06/2023 05:14 445 0
Giám sát dịch bệnh chủ động trên tôm nuôi nhằm cảnh báo, đưa ra các biện pháp kiểm soát, chủ động phòng chống dịch bệnh là nội dung được Chi cục Chăn nuôi và Thú y Nghệ An thực hiện trong thời gian qua.
Nghệ An tăng cường giám sát dịch bệnh nguy hiểm trên tôm nuôi
Thực hiện Kế hoạch số 383/KH-CNTY.QLDB ngày 31/5/2023 của Chi cục Chăn nuôi và Thú y, trong tháng 6 năm 2023 Chi cục đã phối hợp với UBND các huyện triển khai lấy mẫu giám sát dịch bệnh tôm tại các địa phương có có nguy cơ cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An: các trại sản xuất, ương dưỡng tôm giống trên địa bàn thị xã Hoàng Mai, huyện Quỳnh Lưu và các vùng nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh trên địa bàn phường Quỳnh Xuân, Quỳnh Dị thị Hoàng Mai; xã Quỳnh Bảng, Quỳnh Thanh huyện Quỳnh Lưu; xã Diễn Thịnh huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An.
Bệnh giám sát: Bệnh nguy hiểm, thường gặp trên tôm nuôi, bệnh Đốm trắng (WSD), Hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND), Vi bào tử trùng (EHP), Hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô (IHHNV). Tổng số mẫu đã lấy 30 mẫu tôm Post,    04 mẫu thức ăn tươi sống, 04 mẫu nước cặn đáy bể; 24 mẫu tôm thẻ nuôi thương phẩm.

Hình: Lấy mẫu tôm nuôi thương phẩm tại xã Quỳnh Bảng huyện Quỳnh Lưu
Kết quả: Các mẫu thu tại trại giống đều âm tính bệnh WSD, AHPND, EHP, IHHNV. Mẫu tôm nuôi thương phẩm có 13/24 mẫu dương tính bệnh EHP, 01/24 mẫu dương tính bệnh AHPND, 24/24 mẫu đều âm tính bệnh WSD và bệnh IHHNV.
Các vùng nuôi tôm lưu hành bệnh EHP là vùng nuôi xã Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu, phường Quỳnh Xuân, Quỳnh Dị thị xã Hoàng Mai, vùng nuôi lưu hành bệnh AHPND là vùng Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu.
Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã phối hợp với UBND cấp huyện triển khai các giải pháp phòng, chống dịch theo đúng quy định.
- Để thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, đề nghị UBND các huyện:
+ Chỉ đạo các phòng Nông nghiệp, phòng Kinh tế và Trung tâm DVNN cấp huyện phân công cán bộ phụ trách bám cơ sở, nắm bắt kịp thời tình hình dịch bệnh để có giải pháp xử lý triệt để khi có dịch xảy ra, tránh lây lan trên diện rộng.
+ Chỉ đạo UBND cấp xã: Theo dõi, giám sát vùng nuôi, cơ sở nuôi trồng thủy sản, cử người giám sát ao bệnh trước, trong và sau khi xử lý.
- Chủ cơ sở nuôi cần thực hiện:
+ Thông báo cho các cơ sở nuôi xung quanh để có các biện pháp phòng bệnh kịp thời tránh lây lan trên diện rộng;
 + Đối với ao nuôi có kết quả dương tính nhưng tôm không chết thì áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp, tăng cường sức đề kháng cho tôm, ngăn chặn sự phát tán tôm, môi trường sang các ao khác. Cần điều chỉnh các yếu tố môi trường nuôi trong ngưỡng thích hợp, tránh gây sốc cho tôm nuôi.
+ Đối với ao nuôi có kết quả dương tính và tôm chết thì áp dụng các biện pháp xử lý như sau:
  •  Tôm đạt kích cỡ thương phẩm thì tiến hành thu hoạch. Sau khi thu hoạch tiến hành vệ sinh, khử trùng tiêu độc môi trường nuôi: khử trùng nước trong ao, đầm; khử trùng dụng cụ, lồng nuôi, lưới; xử lý nền đáy, diệt giáp xác và các vật chủ trung gian truyền bệnh bằng hoá chất được phép sử dụng sau khi thu hoạch hoặc tiêu hủy động vật thủy sản, đảm bảo không còn mầm bệnh, dư lượng hóa chất và đảm bảo vệ sinh môi trường; Quá trình thu hoạch, tiêu hủy phải có sự giám sát của Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện, UBND cấp xã.
  •  Nếu tôm chưa đạt kích cỡ thương phẩm: Hướng dẫn các cơ sở nuôi xử lý ao nuôi bằng hóa chất Chlorine 30 ppm hoặc vôi khối sau 7- 10 ngày mới tháo nước ra ngoài. Dùng vôi bột rải bờ ao, vùng phụ cận để hạn chế vật chủ trung gian lây truyền bệnh, không vứt tôm mắc bệnh, chết ra ngoài môi trường.
Lưu ý đối với ao nuôi nhiễm bệnh Vi bào tử trùng:  Vi bào tử trùng (EHP) là bệnh không gây chết hàng loạt nhưng là nguyên nhân chính khiến tôm chậm lớn, chậm phát triển và không đồng đều. Vì vậy, người nuôi cần xử lý sớm vì đây là bệnh gây tổn thất nghiêm trọng, gián tiếp làm giảm sản lượng, năng suất, mang lại nhiều rủi ro cho người nuôi, đồng thời tăng chi phí sản xuất gây thiệt hại kinh tế cho các hộ nuôi tôm. Hiện nay chưa có thuốc đặc trị cho bệnh EHP, khuyến cáo đối với các hộ nuôi không nên sử dụng các loại thuốc thú y thủy sản không có nguồn gốc, đặc biệt không sử dụng các loại kháng sinh nguyên liệu cũng như thuốc kháng sinh dùng cho người để trị bệnh EHP.
Thu Hoài - Phòng QLDB
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Chi cục chăn nuôi và thú y Nghệ An

    Số 55, Nguyễn Sinh Sắc, phường Cửa Nam, TP. Vinh, tỉnh Nghệ An
    02383844586
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây