Nghệ An Tăng cường công tác phòng, chống bệnh Cúm gia cầm giai đoạn giao mùa

Thứ hai - 04/09/2023 20:37 287 0
Thực hiện Quyết định số 1116/QĐ-UBND ngày 09/4/2019 của UBND tỉnh Nghệ An về việc Ban hành Kế hoạch phòng, chống bệnh Cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2019-2025; Kế hoạch số 475/KH-CNTY.QLDB ngày 26/6/2023 của Chi cục Chăn nuôi và Thú y Nghệ An về việc lấy mẫu giám sát lưu hành vi rút cúm ở gia cầm trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2023.
Nhằm phát hiện sự xâm nhập và lưu hành của các chủng vi rút cúm ở gia cầm được thu gom, buôn bán tại các địa phương có nguy cơ cao trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Trong tháng 8, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã phối hợp với UBND, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Quỳnh Lưu, Nghi Lộc, Nam Đàn triển khai lấy mẫu dịch ngoáy hầu họng (mẫu swab) và mẫu môi trường (mẫu phân) tại 03 chợ và 01 điểm thu gom, buôn bán gia cầm.
Tổng số mẫu đã lấy là 24 mẫu Swab gộp của 120 con gia cầm và 04 mẫu phân gộp. Kết quả xét nghiệm phát hiện vi rút Cúm gia cầm subtype H5N1 trong 03 mẫu gộp lấy tại 02 chợ/02 huyện Nghi Lộc và Nam Đàn.

           
     
 










Một số hình ảnh lấy mẫu giám sát lưu hành vi rút Cúm gia cầm

Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã phối hợp với Ủy ban nhân dân, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Quỳnh Lưu, Nghi Lộc và Nam Đàn triển khai các giải pháp phòng, chống dịch theo đúng quy định.
Qua kết quả công tác giám sát cho thấy, tỷ lệ lưu hành vi rút Cúm gia cầm A/H5N1 trên địa bàn tỉnh rất cao. Hiện là thời điểm giao mùa giữa hè - thu, thời tiết diễn biến thất thường, mưa bão gây ngập úng tại một số địa phương làm giảm sức đề kháng đàn vật nuôi, tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển, gây bệnh; trong khi đó, tỷ lệ tiêm phòng vắc xin Cúm gia cầm đạt thấp, chăn nuôi, vận chuyển, buôn bán, giết mổ chủ yếu nhỏ lẻ...nên nguy cơ dịch bệnh Cúm gia cầm phát sinh và lây lan trong thời gian tới rất cao, gây ảnh hưởng đến trực tiếp đến sức khỏe người dân và cộng đồng.
Để chủ động trong công tác phòng, chống bệnh Cúm gia cầm, người dân cần nắm rõ một số biện pháp quan trọng sau: (1) Chọn mua gia cầm về nuôi phải khỏe mạnh, có nguồn gốc rõ ràng, từ đàn bố mẹ đã được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin theo quy định, tại các cơ sở uy tín, nếu từ tỉnh khác về phải được kiểm dịch; (2) Bệnh Cúm gia cầm không có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ có tiêm phòng vắc xin để tạo miễn dịch chủ động chống lại mầm bệnh. Do đó, cần chủ động tiêm vắc xin cúm cho đàn gia cầm; (3) Chuồng trại, khu vực chăn nuôi phải có lưới, tường rào... bao quanh nhằm kiểm soát được người và động vật ra vào khu vực chăn nuôi; có biện pháp không để chim hoang dã tiếp xúc với đàn gia cầm nuôi; (4) Trước cổng trại, các lối ra vào các dãy chuồng phải có hố, khay sát trùng và định kỳ thay thuốc sát trùng hoặc vôi bột; các phương tiện, dụng cụ, người chăn nuôi trước khi vào trại phải được phun tiêu độc khử trùng; (5) Thực hiện tốt “5 không” trong phòng, chống dịch; (6) Báo ngay cho cán bộ thú y, UBND cấp xã khi thấy gia cầm có hiện tượng ốm, chết và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo đúng quy định./.
Kim Dung - Phòng Quản lý dịch bệnh
 

Tác giả: cuongtramtycc

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

Chi cục chăn nuôi và thú y Nghệ An

    Số 55, Nguyễn Sinh Sắc, phường Cửa Nam, TP. Vinh, tỉnh Nghệ An
    02383844586
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây