Tin tức - hoạt động chuyên ngành

Khánh thành nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi công ty TNHH Thành Đô

Khánh thành nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi công ty TNHH Thành Đô

  •   03/01/2023 01:56:29 AM
  •   Đã xem: 753
  •   Phản hồi: 0
Sáng 24/12/2022, Công ty TNHH Thành Đô đã tổ chức lễ khánh thành nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tại khu kinh tế Đông Nam, xã Diễn Thịnh, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
HƯỚNG DẪN PHÒNG, CHỐNG BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG

HƯỚNG DẪN PHÒNG, CHỐNG BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG

  •   14/12/2022 02:14:10 AM
  •   Đã xem: 450
  •   Phản hồi: 0
1. Giới thiệu về bệnh Lở mồm long móng (LMLM)
1.1. Khái niệm bệnh
a) Bệnh Lở mồm long móng gia súc (Foot and Mouth Disease) là bệnh truyền nhiễm ở các loài động vật móng guốc chẵn, lây lan mạnh, gây ra bởi loài vi rút thuộc họ Picornaviridae, giống Aphthovirus. Vi rút có 7 típ là: A, O, C, Asia 1, SAT 1, SAT 2, SAT 3 với hơn 60 phân típ. Ở khu vực Đông Nam Á thường thấy 3 típ là O, A và Asia 1. Ở Việt Nam đã phát hiện típ O, A và Asia 1.
HƯỚNG DẪN PHÒNG, CHỐNG BỆNH TAI XANH

HƯỚNG DẪN PHÒNG, CHỐNG BỆNH TAI XANH

  •   14/12/2022 02:12:18 AM
  •   Đã xem: 253
  •   Phản hồi: 0
1. Giới thiệu về bệnh Tai xanh (Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn)
1.1. Khái niệm bệnh
a) Bệnh Tai xanh (Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome - PRRS) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở lợn. Tác nhân gây bệnh Tai xanh là do một loài vi rút PRRS thuộc giống Arterivirus, họ Arteriviridae, bộ Nidovirales, có cấu trúc vỏ bọc dạng chuỗi đơn RNA. Hiện nay, dựa trên việc phân tích cấu trúc gien và kháng nguyên đã xác định được 2 típ: típ I gồm những vi rút thuộc dòng Châu Âu và típ II gồm những vi rút thuộc dòng Bắc Mỹ. Vi rút típ II gây bệnh trầm trọng hơn ở các nước Châu Á. Những nghiên cứu gần đây cho thấy, vi rút gây bệnh Tai xanh tồn tại dưới hai dạng, dạng cổ điển có độc lực thấp và dạng biến thể có độc lực cao, gây nhiễm và chết nhiều lợn.
HƯỚNG DẪN PHÒNG, CHỐNG BỆNH NHIỆT THÁN

HƯỚNG DẪN PHÒNG, CHỐNG BỆNH NHIỆT THÁN

  •   14/12/2022 02:10:45 AM
  •   Đã xem: 299
  •   Phản hồi: 0
1. Giới thiệu về bệnh Nhiệt thán
1.1. Khái niệm bệnh
a) Bệnh Nhiệt thán (Anthrax) là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm của các loài động vật máu nóng (gia súc, động vật hoang dã) và con người. Bệnh gây ra bởi vi khuẩn Bacillus anthracis thuộc giống Bacillus, họ Bacillaceae. Khi gặp điều kiện bất lợi ở ngoài môi trường, vi khuẩn Bacillus anthracis sẽ sinh nha bào; nha bào Nhiệt thán có thể tồn tại nhiều năm trong môi trường tự nhiên;
HƯỚNG DẪN PHÒNG, CHỐNG BỆNH DỊCH TẢ LỢN

HƯỚNG DẪN PHÒNG, CHỐNG BỆNH DỊCH TẢ LỢN

  •   14/12/2022 02:08:34 AM
  •   Đã xem: 257
  •   Phản hồi: 0
1. Giới thiệu về bệnh Dịch tả lợn
1.1. Khái niệm bệnh
a) Bệnh Dịch tả lợn (Classical Swine Fever) là bệnh truyền nhiễm của loài lợn, gây ra bởi một loại vi rút có cấu trúc ARN thuộc giống Pestis vi rút, họ Flaviridae, có quan hệ mật thiết với vi rút gây bệnh tiêu chảy ở bò và vi rút gây bệnh Border ở cừu. Cho đến nay chỉ có một serotype của vi rút Dịch tả lợn đã được xác định. Bệnh chỉ xảy ra ở loài lợn (kể cả lợn nhà và lợn rừng) với các thể cấp tính, á cấp tính, mạn tính hoặc dạng không điển hình. Mức độ trầm trọng của bệnh tùy thuộc vào độc lực của vi rút, tuổi của động vật mẫn cảm và thời gian nhiễm bệnh. Lợn trưởng thành thường bị bệnh ít trầm trọng hơn và cùng có nhiều cơ hội phục hồi hơn so với lợn con. Bệnh Dịch tả lợn có tốc độ lây lan rất nhanh và tỷ lệ chết đến 90% và thường ghép với bệnh khác như bệnh Phó thương hàn, Tụ huyết trùng, Đóng dấu lợn, bệnh do Mycoplasma;
Hướng dẫn cách chăm sóc nuôi dưỡng cho đàn vật nuôi trong mùa đông

Hướng dẫn cách chăm sóc nuôi dưỡng cho đàn vật nuôi trong mùa đông

  •   14/12/2022 02:06:28 AM
  •   Đã xem: 269
  •   Phản hồi: 0
Để chủ động tăng cường phòng chống đói, rét cho vật nuôi, giảm thiểu thiệt hại về chăn nuôi, phòng Quản lý giống & KTCN hướng dẫn bà con cách chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn vật nuôi trong mùa đông.
HƯỚNG DẪN PHÒNG, CHỐNG BỆNH XOẮN KHUẨN

HƯỚNG DẪN PHÒNG, CHỐNG BỆNH XOẮN KHUẨN

  •   13/12/2022 03:39:06 AM
  •   Đã xem: 386
  •   Phản hồi: 0
1. Giới thiệu về bệnh Xoắn khuẩn
1.1. Khái niệm bệnh
a) Bệnh Xoắn khuẩn (Leptospirosis) là bệnh truyền lây giữa động vật và người. Đây là bệnh truyền nhiễm ở gia súc do xoắn khuẩn Leptospira thuộc loài L. interrogans gây ra. Ổ chứa mầm bệnh nguyên thủy là loài gặm nhấm, chuột có thể mang khuẩn suốt đời. Đặc điểm của bệnh là sốt, vàng da, vàng niêm mạc, nước tiểu có máu; viêm gan, thận; rối loạn tiêu hóa; động vật mang thai có thể bị sảy thai.
HƯỚNG DẪN PHÒNG, CHỐNG BỆNH GIUN XOẮN

HƯỚNG DẪN PHÒNG, CHỐNG BỆNH GIUN XOẮN

  •   13/12/2022 03:22:53 AM
  •   Đã xem: 278
  •   Phản hồi: 0
1. Giới thiệu về bệnh Giun xoắn (còn gọi là bệnh Giun bao)
1.1. Khái niệm bệnh
a) Bệnh Giun xoắn (Trichinelliasis) là một bệnh chung giữa lợn, lợn rừng, chó, chuột và người. Bệnh phân bố rộng ở hầu hết các nước trên thế giới. Bệnh gây ra do loài giun tròn Trichinella spiralis ký sinh ở ruột non của lợn và ấu trùng ký sinh ở cơ và tổ chức của lợn. Ấu trùng giun xoắn ký sinh tại các tổ chức cơ, được bọc bởi màng bao tạo thành kén (giun bao). Màng kén của ấu trùng có 2 lớp, màu trong, hình bầu dục hoặc hình tròn tùy loại vật chủ khác nhau.
HƯỚNG DẪN PHÒNG, CHỐNG BỆNH DẠI ĐỘNG VẬT

HƯỚNG DẪN PHÒNG, CHỐNG BỆNH DẠI ĐỘNG VẬT

  •   13/12/2022 03:20:38 AM
  •   Đã xem: 324
  •   Phản hồi: 0
1. Giới thiệu về bệnh Dại
1.1. Khái niệm bệnh
a) Bệnh Dại (Rabies) là bệnh lây truyền giữa động vật và người. Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở động vật máu nóng gây ra do vi rút Lyssa và Vesiculo thuộc họ Rhabdoviridae. Động vật sau khi nhiễm vi rút dại có thời gian ủ bệnh khác nhau tùy thuộc loài, độc lực của vi rút và vị trí vết cắn. Vi rút xâm nhập vào cơ thể được nhân lên và hướng tới hệ thần kinh, phá hủy mô thần kinh, gây nên những kích động điên dại và kết thúc bằng cái chết. Thời gian ủ bệnh ở động vật có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tháng, có thể lâu hơn, nhưng trước 10 ngày phát bệnh, vi rút có thể gây nhiễm cho người và động vật khác. Vi rút dại có nhiều trong nước bọt của chó, mèo và động vật mắc bệnh, kể cả khi con vật chưa có dấu hiệu lâm sàng.
HƯỚNG DẪN PHÒNG, CHỐNG BỆNH NIU-CÁT-XƠN

HƯỚNG DẪN PHÒNG, CHỐNG BỆNH NIU-CÁT-XƠN

  •   13/12/2022 03:19:08 AM
  •   Đã xem: 314
  •   Phản hồi: 0
1. Giới thiệu về bệnh Niu-cát-xơn
1.1. Khái niệm về bệnh
a) Bệnh Niu-cát-xơn (Newcastle) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở loài gia cầm (gà, các loại chim), ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh, bệnh thường ghép với nhiều bệnh gia cầm khác gây ra tỷ lệ chết cao, thiệt hại kinh tế lớn. Bệnh Niu-cát-xơn được phát hiện đầu tiên năm 1926 tại thành phố Newcastle, vùng Đông Bắc nước Anh. Bệnh đã xuất hiện khắp các châu lục trên thế giới trong đó có Việt Nam.
HƯỚNG DẪN PHÒNG, CHỐNG BỆNH LIÊN CẦU KHUẨN LỢN

HƯỚNG DẪN PHÒNG, CHỐNG BỆNH LIÊN CẦU KHUẨN LỢN

  •   13/12/2022 03:17:26 AM
  •   Đã xem: 314
  •   Phản hồi: 0
. Giới thiệu về bệnh Liên cầu khuẩn lợn
1.1. Khái niệm bệnh
a) Bệnh Liên cầu khuẩn lợn (Streptoccocus suis) là bệnh lây truyền giữa động vật và người. Ở lợn, bệnh do vi khuẩn Streptoccocus suis (Str. suis) gây ra. Đặc trưng lâm sàng của bệnh là nhiễm trùng huyết, viêm màng não, viêm khớp và viêm phế quản phổi. Có hai típ gây bệnh là Str. suis típ 1 và Str. suis típ 2. Vi khuẩn Str. suis típ 2 có khả năng gây bệnh cho người. Vi khuẩn Str. suis típ 2 còn gây ra nhiều ổ dịch viêm màng não ở lợn con 10-14 ngày sau cai sữa. Gần đây, bệnh hay xảy ra ở lợn sau cai sữa chăn nuôi tập trung với mật độ cao. Nhiều trường hợp bệnh xảy ra đối với lợn sau cai sữa và lợn vỗ béo do liên quan đến yếu tố stress như vận chuyển, xáo trộn đàn, mật độ quá cao và không đủ thông gió.
HƯỚNG DẪN PHÒNG, CHỐNG BỆNH LAO BÒ

HƯỚNG DẪN PHÒNG, CHỐNG BỆNH LAO BÒ

  •   13/12/2022 03:15:46 AM
  •   Đã xem: 260
  •   Phản hồi: 0
1. Giới thiệu về bệnh Lao
1.1. Khái niệm bệnh
a) Bệnh Lao (Tuberculosis) là một bệnh truyền nhiễm mạn tính của nhiều loài động vật và người gây ra do trực khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis. Khi động vật mắc bệnh, trong phủ tạng thường có những hạt viêm đặc biệt gọi là hạt lao. Vi khuẩn lao có 3 típ như sau:
- Típ gây bệnh lao ở người: Mycobacterium tuberculosis gây bệnh lao ở người nhưng cũng có thể gây bệnh lao cho bò, chó, mèo.
- Típ gây bệnh lao cho bò: Mycobacterium bovis gây bệnh lao cho bò nhưng cũng có thể gây bệnh cho người, lợn, chó, mèo.
- Típ gây bệnh lao cho loài chim: Mycobacterium avium gây bệnh lao cho loài chim nói chung và gia cầm; vi khuẩn cũng có thể gây bệnh cho người và lợn, bò ít mẫn cảm hơn.
HƯỚNG DẪN PHÒNG, CHỐNG BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG GIA SÚC

HƯỚNG DẪN PHÒNG, CHỐNG BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG GIA SÚC

  •   13/12/2022 03:13:31 AM
  •   Đã xem: 245
  •   Phản hồi: 0
1. Giới thiệu chung về bệnh
1.1. Khái niệm bệnh
a) Bệnh Tụ huyết trùng (Pasteurellosis) gia súc là bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trâu, bò, lợn; bệnh gây ra tỷ lệ mắc cao, ảnh hưởng đến kinh tế cho người chăn nuôi. Bệnh do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra, đây là loại cầu trực khuẩn Gram âm với đặc trưng là gây tụ huyết và xuất huyết ở các vùng đặc biệt trên cơ thể. Vi khuẩn vào máu gây nhiễm trùng máu gây bại xuất huyết toàn thân. Vi khuẩn thường sống trên niêm mạc mũi, hầu, hạch amidan của một số gia súc khỏe mạnh, nhất là ở những con không được tiêm phòng. Vi khuẩn có thể sống được hàng tháng ở trong phân, rơm rác, trong đất chuồng nuôi. Khi gặp điều kiện thuận lợi thì những vi khuẩn này tăng độc lực và gây bệnh cho gia súc.
CHI CỤC CHĂN NUÔI VÀ THÚ Y HƯỚNG DẪN PHÒNG, CHỐNG BỆNH DỊCH TẢ VỊT

CHI CỤC CHĂN NUÔI VÀ THÚ Y HƯỚNG DẪN PHÒNG, CHỐNG BỆNH DỊCH TẢ VỊT

  •   13/12/2022 03:09:39 AM
  •   Đã xem: 211
  •   Phản hồi: 0
1. Giới thiệu về bệnh Dịch tả vịt
1.1. Khái niệm bệnh
a) Bệnh Dịch tả vịt là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm ở vịt. Tác nhân gây bệnh là do vi rút thuộc nhóm Herpes trong họ Alphaherpesvirinae. Vi rút gây bệnh có cấu trúc ADN. Bệnh Dịch tả vịt có tỷ lệ mắc bệnh và chết cao, có thể từ 70% đến 80% nếu bị nhiễm lần đầu ở trại không tiêm phòng vắc-xin Dịch tả vịt thường xuyên, kết hợp với vệ sinh không đảm bảo.
b) Sức đề kháng của vi rút: Vi rút bị tiêu diệt trong dung dịch phoóc-môn 3%, chlorin 3% và các hóa chất sát trùng mạnh khác. Vi rút bị tiêu diệt ở nhiệt độ 56°C trong 10 phút, 50°C trong 90 đến 120 phút, nhiệt độ 22°C được 30 ngày.
Tập huấn hướng dẫn sử dụng phần mềm cho cán bộ thú y cơ sở

Tập huấn hướng dẫn sử dụng phần mềm cho cán bộ thú y cơ sở

  •   13/12/2022 01:30:39 AM
  •   Đã xem: 251
  •   Phản hồi: 0
Ngày 19-21/8/2022, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã tổ chức lớp tập huấn về phổ biến, hướng dẫn khai thác, quản lý và sử dụng phần mềm cơ sở dữ liệu chăn nuôi cho đối tượng là chuyên viên phòng Nông nghiệp/kinh tế các huyện và các cán bộ thú y, nông nghiệp cấp xã tại 2 huyện Diễn Châu và Yên Thành. Các lớp tập huấn đã thu được những kết quả tích cực.
Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Chi cục Chăn nuôi và Thú y Nghệ an năm 2023 thành công tốt đẹp

Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Chi cục Chăn nuôi và Thú y Nghệ an năm 2023 thành công tốt đẹp

  •   12/12/2022 02:40:09 AM
  •   Đã xem: 517
  •   Phản hồi: 0
Được sự nhất trí của Sở Nông nghiệp và PTNT, Công đoàn ngành Nông nghiệp và PTNT, sáng ngày 08/12/2022 Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã long trọng tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức và người lao động năm 2023.
Tiềm năng phát triển nghề nuôi ong lấy mật vùng miền Tây Nghệ An

Tiềm năng phát triển nghề nuôi ong lấy mật vùng miền Tây Nghệ An

  •   28/11/2022 08:34:31 PM
  •   Đã xem: 423
  •   Phản hồi: 0
Nghệ An có diện tích rừng lớn, tập trung chủ yếu ở 11 huyện, thị xã miền núi. Với điều kiện thuận lợi, tiềm năng cũng như lợi thế về rừng, vườn rừng và một số loại cây ăn quả, những năm gần đây, nghề nuôi ong lấy mật trên địa bàn tỉnh đã và đang phát triển nhanh về cả chất lượng và số lượng. Nhận thấy đây là mô hình mang lại thu nhập ổn định, nhiều hộ dân đã mạnh dạn đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, ứng dụng khoa học - kỹ thuật, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm.
Nghệ An: Chủ động phòng chống đói rét dịch bệnh trên đàn vật nuôi 2022

Nghệ An: Chủ động phòng chống đói rét dịch bệnh trên đàn vật nuôi 2022

  •   28/11/2022 08:32:11 PM
  •   Đã xem: 322
  •   Phản hồi: 0
Để chủ động phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi, giảm thiểu thiệt hại đối với sản xuất chăn nuôi trên địa bàn tỉnh trong vụ Đông xuân 2022-2023, Sở Nông nghiệp và PTNT Nghệ An đã có văn bản yêu cầu các UBND huyện thành thị và một số đơn vị trực thuộc Sở chủ động phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi.
Nghệ An chủ động tiêm phòng cho vật nuôi để quản lý dịch bệnh

Nghệ An chủ động tiêm phòng cho vật nuôi để quản lý dịch bệnh

  •   22/11/2022 09:41:28 PM
  •   Đã xem: 217
  •   Phản hồi: 0
Nghệ An có đàn vật nuôi lớn nhưng quy mô nông hộ chiếm phần đa, để ứng phó dịch bệnh đòi hỏi người dân phải có ý thức tiêm phòng cho gia súc, gia cầm.

Các tin khác

Chi cục chăn nuôi và thú y Nghệ An

    Số 55, Nguyễn Sinh Sắc, phường Cửa Nam, TP. Vinh, tỉnh Nghệ An
    02383844586
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây