HƯỚNG DẪN PHÒNG, CHỐNG BỆNH NIU-CÁT-XƠN

Thứ ba - 13/12/2022 03:19 275 0
1. Giới thiệu về bệnh Niu-cát-xơn
1.1. Khái niệm về bệnh
a) Bệnh Niu-cát-xơn (Newcastle) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở loài gia cầm (gà, các loại chim), ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh, bệnh thường ghép với nhiều bệnh gia cầm khác gây ra tỷ lệ chết cao, thiệt hại kinh tế lớn. Bệnh Niu-cát-xơn được phát hiện đầu tiên năm 1926 tại thành phố Newcastle, vùng Đông Bắc nước Anh. Bệnh đã xuất hiện khắp các châu lục trên thế giới trong đó có Việt Nam.
b) Bệnh Niu-cát-xơn do một loài vi rút thuộc giống Avulavirus, họ Paramyxoviridae gây ra. Vi rút gây bệnh Niu-cát-xơn có cấu trúc gen ARN xoắn đơn. Hệ gen của vi rút chứa khoảng 16.000 nu-clê-ô-tít. Vi rút được nhân lên trong tế bào chất của vật ch.
c) Dựa vào các biu hiện về triệu chứng lâm sàng, có thể phân loại bệnh Niu-cát-xơn thành 4 thể bệnh chính, bao gồm: thể độc lực cao hướng nội tạng (Viscerotropic velogenic), thể độc lực cao hướng thn kinh (Neurotropic velogenic), thể độc lực trung bình (Mesogenic) và thể độc lực thấp (Lentogenic). Vi rút gây bệnh Niu-cát-xơn độc lực cao có thể gây chết gia cm trong thời gian ngn khi gia cầm chưa xuất hiện triệu chứng lâm sàng. Đàn gia cầm chưa được phòng bệnh bng vắc-xin thì khi nhiễm bệnh có th chết đến 100%.
d) Sức đề kháng của vi rút: Vi rút Niu-cát-xơn d bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao, ở nhiệt độ 70°C trong 30 phút, 75°C trong 5 phút và 80°C trong vòng 1 phút. Trong môi trường kiềm hoặc a-xít hoặc dưới tác động trực tiếp của ánh sáng mặt trời, vi rút d bị phá hủy. Trong điều kiện nhiệt độ thấp, vi rút có thể tồn tại trong thời gian dài tới nhiều tuần trong môi trường hữu cơ như phân, các chất bài tiết hoặc trên lông của gia cầm mắc bệnh. Các loại hóa chất sát trùng thông thường d dàng tiêu diệt được vi rút.
1.2. Nguồn bệnh và đường truyền lây
a) Loài mắc: Gà các loại, chim cút.
b) Đường truyền lây
- Lây trực tiếp: Vi rút Niu-cát-xơn thường lây truyền qua đường tiếp xúc trực tiếp giữa gia cầm mắc bệnh và gia cầm khe mạnh. Vi rút được bài thi qua phân, dịch tiết ở mắt, mũi, miệng hoặc qua hơi th của gia cầm bệnh.
- y gián tiếp: Vi rút có thể lây truyền thông qua xác gia cầm bị bệnh chết, vỏ trứng, dụng cụ chăn nuôi, thức ăn nước uống, chất thải chăn nuôi, ủng hoặc quần áo của người chăn nuôi có mang mầm bệnh.
1.3. Triệu chứng lâm sàng
Thời kỳ ủ bệnh: Thời kỳ ủ bệnh trung bình từ 5 - 6 ngày, nhưng có thể thay đổi từ 2 - 15 ngày.
Mức độ bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độc lực của chng vi rút gây bệnh, loài mắc, tui, sức đề kháng. Các triệu chứng lâm sàng ch yếu bao gồm:
a) Th bệnh nhẹ, thể hô hấp: Thường gặp các triệu chng như ht hơi, khó thở, ho, chảy nước mũi, tổ chức vùng mắt và cổ sưng, ỉa chảy, phân có màu trng xanh hoặc màu trng;
b) Th bệnh nặng: Thường gặp các triệu chứng như suy nhược thần kinh, suy nhược cơ th, run cơ, sã cánh, ngoẹo đầu và c, quay tròn, liệt chân, liệt toàn thân, gim đẻ, trứng bị mng vỏ, chết đột ngột; tỷ lệ tử vong có thể lên đến 100%.
1.4. Bệnh tích
Viêm túi khí dày đục, viêm và xuất huyết khí quản, có các đám hoại t ở dạ dày tuyến, ruột và hạch manh tràng; xuất huyết điểm ở dạ dày tuyến, tập trung ở xung quanh l đ ra của tuyến tiêu hóa; phù, xuất huyết hoặc thoái hóa ống dn trứng ở gà đẻ.
2. Phòng bệnh bắt buộc bằng vắc-xin
2.1. Đối tượng phòng bệnh bt buộc bằng vắc-xin: gà các loại, chim cút;
a) Trang trại, cơ sở nuôi gà, chim cút tập trung, trừ trường hợp được miễn tiêm phòng theo quy định tại khoản 2 Điều 4 của Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT.
b) Đàn gia cầm nuôi nhỏ lẻ trong các hộ gia đình: Gà và chim cút do cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương xác định.
2.2. Phạm vi phòng bệnh: Khu vực có ổ dịch cũ, địa bàn có nguy cao do cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương xác định.
2.3. Thời gian tiêm phòng
a) Tổ chức tiêm phòng theo quy trình nuôi và định kỳ tiêm phòng bổ sung cho đàn gia cầm nuôi mới, đàn gia cầm hết thời gian còn min dịch bảo hộ hoặc theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương;
b) Liều lượng, đường tiêm hoặc nh vắc-xin theo hướng dẫn của nhà sn xuất vắc-xin.
2.4. Căn cứ vào điều kiện chăn nuôi, khí hậu thời tiết, đặc điểm của từng vùng, miền, cơ quan qun lý chuyên ngành thú y địa phương xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng bệnh bằng vắc-xin cho phù hợp, đm bảo hiệu quả.
3. Sử dụng vắc-xin phòng bệnh khn cấp khi có dịch xảy ra
3.1. Tổ chức sử dụng vắc-xin phòng bệnh cho gia cầm tại các thôn, ấp, bản nơi xảy ra dịch; đồng thời sử dụng vắc xin bao vây ổ dịch theo hướng từ ngoài vào trong đối với gia cầm tại các thôn, ấp, bn chưa có dịch trong cùng xã và các xã xung quanh tiếp giáp với xã có dịch.
3.2. Huy động lực lượng tại chỗ hỗ trợ tiêm phòng; người trực tiếp tham gia tiêm phòng phải là nhân viên thú y hoặc người đã qua tập huấn về tiêm phòng.
3.3. Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương hướng dẫn, quản lý, thực hiện và giám sát việc phòng bệnh bằng vắc xin.
4. Giám sát bệnh Niu-cát-xơn
4.1. Giám sát lâm sàng phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, đặc biệt đối với gia cầm mới nuôi, gia cầm trong vùng có ổ dịch cũ, vùng có nguy cơ cao.
4.2. Giám sát lưu hành vi rút: Lấy mẫu dịch ngoáy hầu họng, dịch ngoáy nhớp, mẫu phân tươi, mẫu bệnh phẩm để giám sát lưu hành vi rút Niu-cát-xơn.
4.3. Giám sát sau tiêm phòng (ch yếu được áp dụng ở các trại giống)
a) Giám sát sau tiêm phòng để đánh giá kết qu tiêm phòng và khả năng đáp ứng min dịch của đàn gia cầm sau khi được tiêm vắc-xin;
b) Lấy mẫu huyết thanh để xét nghiệm kháng thể bo hộ sau tiêm phòng.
c) Thời điểm ly mẫu: Sau 21 ngày k từ thời điểm tiêm phòng gần nhất.
4.4. Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch chủ động phòng chống dịch bệnh Niu-cát-xơn trong đó có kế hoạch giám sát bệnh Niu-cát-xơn. Việc giám sát lưu hành vi rút và giám sát sau tiêm phòng được thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT.
5. Xử lý gia cầm mắc bệnh
5.1. Gia cầm mắc bệnh Niu-cát-xơn được xử lý như sau:
a) Tiêu hủy ngay gia cầm chết, gia cầm mắc bệnh; cách ly gia cầm khe mạnh trong cùng đàn để chăm sóc nuôi dưỡng;
b) Khuyến khích giết mổ tiêu thụ tại chỗ đối với gia cầm khỏe mạnh trong cùng đàn với gia cầm mắc bệnh, trường hợp không giết mổ phải nuôi cách ly để theo dõi.
5.2. Việc xử lý gia cầm mắc bệnh phải được thực hiện ngay khi có kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh Niu-cát-xơn hoặc được cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương kiểm tra, xác minh và kết luận gia cầm bị mắc bệnh Niu-cát-xơn.
5.3. Việc xử lý tiêu hủy gia cầm mắc bệnh theo hướng dẫn tại Phụ lục 06 được ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT.
6. Chn đoán xét nghiệm bệnh
6.1. Mẫu bệnh phẩm dùng để phát hiện mầm bệnh Niu-cát-xơn là dịch ngoáy hầu họng, dịch ngoáy ổ nhớp, mẫu phân tươi, đầu, cơ quan nội tạng của gia cầm mắc bệnh hoặc nguyên con gia cầm mắc bệnh.
6.2. Mẫu bệnh phẩm phải được lấy, bao gói và bo quản theo Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01 - 83: 2011/BNNPTNT được ban hành theo Thông tư số 71/2011/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 10 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát trin nông thôn; bo quản ở nhiệt độ mát từ 2°C đến 8°C và chuyn ngay về phòng thử nghiệm nông nghiệp được cơ quan có thẩm quyền công nhận.
6.3. Bệnh Niu-cát-xơn cần được chẩn đoán phân biệt với các bệnh gia cầm khác như cúm gia cầm, CRD, viêm thanh khí qun, viêm phế quản truyền nhiễm, nấm do Mycoplasma, đậu gia cầm (th bạch hầu), hội chứng giảm đẻ (EDS-76).
6.4. Phương pháp xét nghiệm: Thực hiện theo quy trình chn đoán bệnh Niu-cát-xơn quy định tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8400-4: 2011.
PHÒNG QUẢN LÝ DỊCH BỆNH
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Chi cục chăn nuôi và thú y Nghệ An

    Số 55, Nguyễn Sinh Sắc, phường Cửa Nam, TP. Vinh, tỉnh Nghệ An
    02383844586
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây