HƯỚNG DẪN PHÒNG, CHỐNG BỆNH TAI XANH

Thứ tư - 14/12/2022 02:12 231 0
1. Giới thiệu về bệnh Tai xanh (Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn)
1.1. Khái niệm bệnh
a) Bệnh Tai xanh (Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome - PRRS) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở lợn. Tác nhân gây bệnh Tai xanh là do một loài vi rút PRRS thuộc giống Arterivirus, họ Arteriviridae, bộ Nidovirales, có cấu trúc vỏ bọc dạng chuỗi đơn RNA. Hiện nay, dựa trên việc phân tích cấu trúc gien và kháng nguyên đã xác định được 2 típ: típ I gồm những vi rút thuộc dòng Châu Âu và típ II gồm những vi rút thuộc dòng Bắc Mỹ. Vi rút típ II gây bệnh trầm trọng hơn ở các nước Châu Á. Những nghiên cứu gần đây cho thấy, vi rút gây bệnh Tai xanh tồn tại dưới hai dạng, dạng cổ điển có độc lực thấp và dạng biến thể có độc lực cao, gây nhiễm và chết nhiều lợn.
b) Sức đề kháng của vi rút: ở điều kiện môi trường có độ pH <5,5 hoặc >6,5 vi rút gần như mất tính gây bệnh; ở nhiệt độ 4°C vi rút tồn tại trong 120 giờ, 20°C tồn tại trong 20 giờ, 37°C tồn tại trong 3 giờ, 56°C tồn tại trong vòng 6 phút; vi rút d dàng bị tiêu diệt bởi ánh nng mặt trời và các hóa chất sát trùng thông thường như: vôi bột, nước vôi 10%, chlorine, phoóc-môn, iodin...
c) Lợn nhiễm bệnh Tai xanh thường bị suy gim miễn dịch, do đó tạo điều kiện cho nhiều loại bệnh khác kế phát như Dịch tả lợn, Phó thương hàn, Tụ huyết trùng, E. coli, Liên cầu khun lợn, Mycoplasma,... từ đó làm chết nhiều lợn bệnh, gây ra những tn thất lớn về kinh tế cho người chăn nuôi.
1.2. Nguồn bệnh và đường truyền lây
a) Loài mắc: Lợn thuộc mọi lứa tui.
b) Nguồn bệnh: Vi rút có trong dịch mũi, nước bọt, phân, nước tiu của lợn mắc bệnh hoặc mang trùng và phát tán ra môi trường. lợn mẫn cảm, vi rút có thời gian tồn tại và bài thi ra môi trường tương đối dài: ở lợn mang trùng và không có triệu chứng lâm sàng, vi rút có thể được phát hiện ở nước tiểu trong 14 ngày, ở phân khoảng 28-35 ngày, ở huyết thanh khoảng 21-23 ngày, ở dịch hầu họng khoảng 56-157 ngày, ở tinh dịch sau 92 ngày và đặc biệt ở huyết thanh của lợn bị nhiễm bệnh sau 210 ngày vẫn có thể tìm thy vi rút.
c) Đường truyền lây
- y trực tiếp: Do tiếp xúc giữa lợn khe mạnh với lợn mắc bệnh, lợn mang trùng, hoặc phân, nước tiu, bụi, nước bọt, tinh dịch có mang mầm bệnh;
- Lây gián tiếp: Qua dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyn và dụng cụ bảo hộ lao động bị nhiễm vi rút gây bệnh.
1.3. Triệu chứng lâm sàng
Thời gian ủ bệnh từ 3 đến 40 ngày, thường trong khoảng 14 ngày.
a) Lợn nái giai đoạn cạn sữa: Lợn mắc bệnh biếng ăn hoặc bỏ ăn, sốt trên 40oC, ho và viêm phổi. Thường sy thai vào giai đoạn cuối, đẻ non, động đực giả, bất dục hoặc chm động dục tr lại sau khi đẻ;
b) Lợn nái giai đoạn đẻ và nuôi con: Biếng ăn, bỏ ăn, lưi uống nước, lờ đờ hoặc hôn mê, mất sữa và viêm vú, đẻ sớm khoảng 2-3 ngày, thai gỗ, lợn con chết ngay sau khi sinh;
c) Lợn đực giống: Biếng ăn, b ăn, sốt trên 40°C, đờ đẫn hoặc hôn mê, giảm hưng phấn, mất tính dục, lượng tinh dịch ít, chất lượng tinh kém và cho lợn con sinh ra nhỏ;
d) Lợn con theo mẹ: Nhiều con chết yu sau khi sinh, những con sống sót sau có thể trạng gầy yếu, nhanh chóng rơi vào trạng thái tụt đường huyết do không bú được, mắt có dử màu nâu, trên da có vết phồng rộp, tiêu chảy nhiều, tăng nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp, chân choãi ra, đi run rẩy;
đ) Lợn con cai sữa và lợn choai: Biếng ăn, b ăn, sốt trên 40°C, ho nhẹ, lông xơ xác; ở một số đàn có thể không có triệu chứng.
1.4. Bệnh tích
Bệnh tích đặc trung nht là ở phổi: phổi viêm hoại t và thâm nhiễm đặc trưng bởi những đám chắc, đặc (nhục hóa) trên các thuỳ phổi, cuống phổi cha nhiều dịch viêm, trên mặt ct ngang của thùy bệnh lồi ra, khô, thùy bị bệnh có màu xám đ. Nhiều trường hợp viêm phế quản phổi hóa mủ ở mặt dưới thùy đnh. Ngoài ra, có thể thy thận xut huyết đinh ghim, hạch amidan sưng và sung huyết, não sung huyết, hạch màng treo ruột xuất huyết, loét van hồi manh tràng.
2. Phòng bệnh bằng vắc-xin
2.1. Đối tượng tiêm phòng
Lợn nái, lợn đực giống do cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương xác định.
2.2. Phạm vi tiêm phòng: Vùng có dịch cũ, địa bàn có nguy cơ cao do cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương xác định.
2.3. Thời gian tiêm phòng
a) Tổ chức tiêm phòng định kỳ theo quy trình nuôi, tiêm phòng bổ sung đối với đàn mới phát sinh, đàn đã hết thời gian còn min dịch bảo hộ hoặc tiêm theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương;
b) Liều lượng, đường tiêm theo hướng dẫn của nhà sn xuất vắc-xin.
2.4. Căn cứ vào thông báo chng vi rút Tai xanh lưu hành tại thực địa, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương xác định đối tượng, phạm vi tiêm phòng và chủng loại vc-xin sử dụng đề phòng, chống bệnh Tai xanh cho phù hợp.
2.5. Căn cứ vào điều kiện chăn nuôi, khí hậu thời tiết, đặc điểm của từng vùng, miền, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tiêm phòng cho phù hợp, đm bo hiệu quả tiêm phòng.
2.6. Trong quá trình thực hiện tiêm phòng, không được làm rơi vãi vắc-xin Tai xanh (đối với vắc-xin nhược độc) ra ngoài môi trường. Sau khi tiêm phòng, toàn bộ dụng cụ tiêm phòng phải được tiệt trùng, v chai, lọ vắc xin phải được thu hồi, tiêu hủy.
3. Tiêm phòng khn cấp khi có ổ dịch xảy ra
3.1. Khi có ổ dịch Tai xanh xảy ra, tổ chức tiêm phòng cho lợn mn cảm với bệnh tại các thôn, ấp, bản nơi xảy ra dịch; đồng thời tổ chức tiêm phòng bao vây ổ dịch theo hướng từ ngoài vào trong đối với lợn mẫn cảm tại các thôn, ấp, bn chưa có dịch trong cùng xã và các xã tiếp giáp xung quanh với xã có dịch.
3.2. Huy động lực lượng tại chỗ hỗ trợ tiêm phòng; người trực tiếp tham gia tiêm phòng phải là nhân viên thú y hoặc người đã qua tập huấn về tiêm phòng.
3.3. Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương hướng dẫn, quản lý, thực hiện tiêm phòng và giám sát việc tiêm phòng.
4. Giám sát bnh Tai xanh
4.1. Giám sát lâm sàng phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, đặc biệt đối với đàn lợn mới nuôi, đàn lợn trong vùng có ổ dịch cũ, địa bàn có nguy cơ cao do cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương xác định.
4.2. Giám sát lưu hành vi rút
Lấy mẫu dịch ngoáy mũi, dịch nước bọt, mẫu huyết thanh của lợn đang bị sốt cao hoặc phổi, lách, hạch của lợn mắc bệnh, chết, có dấu hiệu mắc bệnh đ giám sát lưu hành và biến đi của vi rút.
4.3. Giám sát sau tiêm phòng
a) Giám sát sau tiêm phòng để đánh giá kết quả tiêm phòng và khả năng đáp ứng min dịch của đàn lợn sau khi được tiêm vắc-xin;
b) Lấy mẫu huyết thanh để xét nghiệm kháng thể bo hộ sau tiêm phòng;
c) Thời điểm ly mẫu: Sau 21 ngày k từ thời điểm tiêm phòng gần nht.
4.4. Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch ch động phòng chống dịch bệnh Tai xanh ở lợn, trong đó có kế hoạch giám sát bệnh Tai xanh, bao gồm: giám sát lâm sàng, giám sát lưu hành vi rút hoặc giám sát sau tiêm phòng. Việc giám sát được thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT.
4.5. Trong quá trình giám sát lưu hành vi rút, lợn có kết quả xét nghim dương tính thì xử lý như đối với ổ dịch Tai xanh.
5. Xử lý lợn mắc bệnh
5.1. Lợn bị mc bệnh Tai xanh được xử lý như sau:
a) Tiêu hủy ngay lợn chết do bệnh;
b) Đối với các ổ dịch nhỏ lẻ mới xảy ra trên địa bàn: Khuyến khích tiêu hủy lợn mắc bệnh để giảm thiểu nguy cơ dịch lây lan rộng, cách ly triệt để lợn chưa bị mc bệnh để theo dõi; khuyến khích giết mổ tiêu thụ tại chỗ đối với lợn khe mạnh trong cùng đàn với lợn mắc bệnh;
c) Đối với trường hợp dịch xy ra ở diện rộng: Tiêu hủy số lợn mắc bệnh nặng (lợn mắc bệnh nặng là những lợn có bệnh, đã được chăm sóc tích cực, được hỗ trợ tăng cường sức đề kháng trong vòng 07 ngày nhưng không có kh năng bình phục), nuôi cách ly triệt để lợn mắc bệnh nhẹ để theo dõi chặt ch diễn biến bệnh; khuyến khích giết mổ tiêu thụ tại chỗ đối với lợn khỏe mạnh trong cùng đàn với lợn mắc bệnh, trường hợp không giết mổ phải nuôi cách ly đ theo dõi.
5.2. Việc xử lý lợn mắc bệnh phải được thực hiện ngay khi có kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh Tai xanh hoặc được cơ quan qun lý chuyên ngành thú y địa phương kiểm tra, xác minh và kết luận lợn bị mắc bệnh Tai xanh.
5.2. Việc xử lý lợn mắc bệnh theo hướng dẫn tại Phụ lục 06 được ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT.
6. Chẩn đoán xét nghiệm bệnh
6.1. Mu bệnh phẩm là dịch ngoáy mũi, dịch nước bọt, máu của lợn đang sốt cao, phi, lách, hạch lâm ba của lợn mắc bệnh, chết, có dấu hiệu mắc bệnh.
6.2. Mu bệnh phẩm phải được lấy, bao gói và bảo qun theo Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01 - 83: 2011/BNNPTNT được ban hành theo Thông tư số 71/2011/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 10 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mẫu được gi trong dung dịch bảo quản, trong điều kiện lạnh khoảng 2°C đến 8°C và chuyn ngay về phòng thử nghiệm nông nghiệp được cơ quan có thẩm quyền công nhận.
6.3. Phương pháp xét nghiệm: Thực hiện theo quy trình chn đoán bệnh Tai xanh quy định tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8400-21:2014.
 PHÒNG QUẢN LÝ DỊCH BỆNH
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Chi cục chăn nuôi và thú y Nghệ An

    Số 55, Nguyễn Sinh Sắc, phường Cửa Nam, TP. Vinh, tỉnh Nghệ An
    02383844586
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây