SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT NGHỆ AN KIỂM TRA CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT VÀ TRIỂN KHAI XÂY DỰNG VÙNG AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT TẠI HUYỆN NGHĨA ĐÀN VÀ THỊ XÃ THÁI HÒA

Thứ sáu - 10/05/2024 00:06 94 0
Thực hiện Quyết định số 171/QĐ-SNN-CNTY ngày 11/4/2024 của Sở Nông nghiệp và PTNT V/v thành lập Đoàn kiểm tra công tác phát triển chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2024 và Công văn số 1968/UBND-NN ngày 15/3/2024 của UBND tỉnh Nghệ An về việc đăng ký xây dựng vùng an toàn dịch bệnh Lở mồm long móng trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Ngày 08/5/2024, Đoàn công tác do ông Trần Xuân Học - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT làm trưởng đoàn, ông Đặng Văn Minh - Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y làm phó đoàn, cùng lãnh đạo và chuyên viên, Chi cục Chăn nuôi và Thú y, phòng Quản lý KT&KHCN - Sở Nông nghiệp và PTNT đã làm việc với UBND huyện Nghĩa Đàn, thị xã Thái Hòa, Trang trại bò sữa Vinamilk và Công ty Cổ phần thực phẩm sữa TH.

 
 












Ảnh. Đoàn thăm và làm việc tại Trang trại bò sữa Vinamilk
Huyện Nghĩa Đàn và thị xã Thái Hòa là hai địa phương có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển chăn nuôi đại gia súc như bò thịt, bò sữa và chăn nuôi lợn; đặc biệt có tổ hợp trang trại bò sữa của Công ty Cổ phần thực phẩm sữa TH, Trang trại của Công ty Cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk đã thực hiện xây dựng và duy trì điều kiện cơ sở an toàn dịch bệnh.
Huyện Nghĩa Đàn có tổng đàn trâu, bò 103.000 con (bò sữa 85.000 con), đàn lợn 60.000 con, đàn gia cầm 1.600 nghìn con, dê 30.000 con và đàn chó 12.600 con. Trên địa bàn hiện có 122 trang trại, trong đó có 06 trang trại lớn, 116 trang trại quy mô vừa và nhỏ. Huyện đã và đang đầu tư nhiều dự án chăn nuôi lợn tập trung quy mô lớn: UBND tỉnh đã chấp thuận chủ trương đầu tư 04 trang trại chăn nuôi lợn tại xã Nghĩa Thọ với tổng quy mô 64.000 lợn thịt, 2.400 lợn nái; tại xã Nghĩa Mai đang trình UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư 01 trang trại chăn nuôi lợn nái và lợn thịt của Công ty CP với tổng quy mô 48.000 lợn thịt, 4.800 lợn nái.
Thị xã Thái Hòa có tổng đàn trâu, bò 9.382 con (bò sữa 2.778 con), đàn lợn 24.720 con, gia cầm 380 nghìn con, dê 10.131 con và đàn chó 14.000 con. Toàn thị xã có 28 trang trại chăn nuôi.
Trong chương trình kiểm tra, Đoàn đã đến thăm và làm việc với Trang trại bò sữa Vinamilk; hộ chăn nuôi ông Nguyễn Viết Thuận tại xóm Đồng Thành, xã Đông Hiếu, thị xã Thái Hòa; kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh động vật tại xã Nghĩa Lợi, huyện Nghĩa Đàn. Sau khi kiểm tra cơ sở, đoàn đã làm việc với UBND huyện Nghĩa Đàn và thị xã Thái Hòa, có sự tham gia của đại diện lãnh đạo Trang trại bò sữa Vinamilk và Công ty Cổ phần thực phẩm sữa TH. Tại 02 buổi làm việc đoàn đánh giá cao công tác lãnh đạo, chỉ đạo của UBND huyện Nghĩa Đàn, UBND thị xã Thái Hòa và các phòng, đơn vị liên quan; sự phối hợp, hỗ trợ địa phương trong công tác phát triển chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh của Công ty Cổ phần thực phẩm sữa TH, Trang trại bò sữa Vinamilk.
       
 
   
 







Ảnh. Đoàn thăm và làm việc tại Trang trại bò sữa Vinamilk





       
 
   
 








Ảnh. Đoàn kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh tại địa phương
UBND huyện Nghĩa Đàn và thị xã Thái Hòa đã ban hành kịp thời các văn bản chỉ đạo, kế hoạch phòng chống dịch bệnh năm 2024, bố trí kinh phí mua hóa chất, vôi vột, tủ lạnh bảo quản vắc xin... cho các phường/xã để triển khai tốt công tác phòng, chống dịch bệnh. Theo báo cáo, tỷ lệ tiêm phòng vắc xin Lở mồm long móng cho đàn trâu, bò trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn đạt 90,4%, thị xã Thái Hòa đạt 86,86%, vắc xin Viêm da nổi cục đạt từ 48-51%, Tụ huyết trùng trâu bò đạt từ 35-56%, vắc xin Dại tại huyện Nghĩa Đàn đạt 72,4%, tại thị xã Thái Hòa đạt 51,64 % so với tổng đàn. Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện/thị xã xảy ra một số loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn vật nuôi, tuy nhiên các ổ dịch được khoanh vùng, xử lý kịp thời, không lây lan ra diện rộng.
       
   
 







Ảnh. Đoàn công tác làm việc với UBND thị xã Thái Hòa và UBND huyện Nghĩa Đàn
Đoàn công tác đánh giá cao sự quan tâm, vào cuộc của chính quyền cấp huyện, cấp xã trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh. Thời gian tới, đoàn đề nghị UBND huyện Nghĩa Đàn và thị xã Thái Hòa tiếp tục quan tâm, chỉ đạo công tác tiêm phòng vắc xin đặc biệt là các loại vắc xin chưa đạt tỷ lệ bảo hộ theo quy định như Viêm da nổi cục trâu bò, Tụ huyết trùng, Dịch tả lợn, Dại, Cúm gia cầm...; bố trí kinh phí triển khai thực hiện hiệu quả các Kế hoạch phòng chống dịch bệnh đã được phê duyệt như kế hoạch phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, Lở mồm long móng, Cúm gia cầm, Dại, Viêm da nổi cục,..; chỉ đạo các xã/phường/thị trấn quan tâm công tác phòng chống dịch bệnh động vật nói chung, dịch bệnh Dại chó, mèo nói riêng; tiếp tục kiện toàn, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ thú y cơ sở; thường xuyên theo dõi nắm bắt và xử lý kịp thời các dịch bệnh mới phát sinh, tuyệt đối không chủ quan lơ là trong công tác phòng chống dịch,…
Qua buổi làm việc, đoàn cũng đã giải đáp, trả lời một số kiến nghị, đề xuất của UBND huyện Nghĩa Đàn và thị xã Thái Hòa, của Doanh nghiệp thuộc thẩm quyền của đoàn như việc phối hợp chia sẻ thông tin dịch bệnh giữa cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp chăn nuôi đóng trên địa bàn; việc tuyên truyền người dân chủ động trong công tác tiêm phòng, không trông chờ, ỷ lại vào nguồn hỗ trợ của nhà nước; cơ chế, chính sách hỗ trợ người chăn nuôi bị thiệt hại do dịch bệnh...; đồng thời ghi nhận, tiếp thu một số nội dung kiến nghị để tham mưu đề xuất các giải pháp thực hiện tốt hơn công tác phát triển chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh thời gian tới.
Về xây dựng vùng an toàn dịch bệnh Lở mồm long móng: Xác định đây là xu thế tất yếu và là giải pháp quan trọng để thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và đáp ứng yêu cầu Quốc tế đẩy mạnh xuất khẩu. UBND huyện Nghĩa Đàn, UBND thị xã Thái Hòa, Công ty Cổ phần thực phẩm sữa TH, Trang trại bò sữa Vinamilk đã thống nhất cao, cùng phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng Kế hoạch xây dựng vùng an toàn dịch bệnh Lở mồm long móng trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn và thị xã Thái Hòa; đồng thời bố trí kinh phí, nguồn lực thực hiện có hiệu quả, đảm bảo đạt mục tiêu Kế hoạch đề ra./.

Kim Dung - Phòng Quản lý dịch bệnh

Tác giả: cuongtramtycc

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Chi cục chăn nuôi và thú y Nghệ An

    Số 55, Nguyễn Sinh Sắc, phường Cửa Nam, TP. Vinh, tỉnh Nghệ An
    02383844586
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây