Kết quả kiểm tra việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng, bảo quản hóa chất, vắc xin phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản trên địa bàn huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Quỳnh Lưu, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An

Thứ hai - 25/09/2023 23:26 399 0
Thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An, các Sở, ban, ngành cấp tỉnh đã rất quan tâm chỉ đạo triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh động vật; đồng thời hỗ trợ vắc xin, hóa chất, kinh phí để thực hiện. Nhờ đó các loại dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản cơ bản được kiểm soát, tạo thuận lợi cho chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản phát triển.
Thực hiện Quyết định số 4132/QĐ-UBND ngày 22/12/2022 của UBND tỉnh Nghệ An Ban hành Kế hoạch Phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2023; Kế hoạch chương trình công tác của Chi cục Chăn nuôi và Thú y năm 2023. Từ ngày 26/7/2023 đến ngày 25/8/2023 Đoàn công tác của Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã tiến hành kiểm tra việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng, bảo quản hóa chất, vắc xin nguồn phòng chống dịch bệnh động vật trên địa bàn huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Quỳnh Lưu, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An. Kết quả kiểm tra như sau:
1. Kết quả tiếp nhận hóa chất, vắc xin
Từ năm 2022 đến tháng 6 năm 2023, huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Quỳnh Lưu, thị xã Hoàng Mai đã tiếp nhận và sử dụng các loại vắc xin chương trình miền núi, vắc xin LMLM, Cúm Gia cầm, Dại, Viêm da nổi cục và hóa chất tiêu độc khử trùng, phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản, cụ thể: 2.462 lít hóa chất Bencokid, 1.308 lít hóa chất Iodine, 89.600 kg Chlorine, 67.670 liều vắc xin THT trâu bò, 5.800 liều THT lợn, 5.800 liều Dịch tả lợn, 86.975 liều LMLM, 240.000 liều Cúm gia cầm, 8.390 liều Dại, 27.700 liều Viêm da nổi cục.

Làm việc với xã Tam Hợp, huyện Tương Dương







 
'Text Box: 
Làm việc với xã Tam Hợp, huyện Tương Dương
'2. Tổ chức triển khai bảo quản, sử dụng vắc xin, hóa chất

2.1. Tham mưu, chỉ đạo thực hiện tại địa phương, cơ sở
 - Hàng năm UBND các huyện, thị, xã, phường đã ban hành đầy đủ, kịp thời các văn bản như kế hoạch, công văn, chỉ thỉ, công điện, thông báo... về công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản; công tác tiêm phòng, tiêu độc khử trùng định kỳ và chống dịch.
- UBND huyện giao Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp và PTNT tham mưu công tác tiếp nhận, bảo quản, sử dụng vắc xin, hóa chất.
- Trên cơ sở số lượng vắc xin, hóa chất Chi cục cấp, UBND huyện, thị xã có quyết định phân khai cho các xã để tổ chức thực hiện.
- Các huyện, thị xã có phiếu xuất kho, nhập kho vắc xin, hóa chất từng đợt.
- Các đơn vị thực hiện thanh quyết toán hồ sơ kịp thời theo quy định.
2.2. Công tác quản lý, bảo quản, sử dụng và vận chuyển các loại vắc xin, hóa chất
- Căn cứ nhu cầu và đăng ký các loại vắc xin, hóa chất của các xã UBND huyện, thị lập kế hoạch phân khai và tổ chức thực hiện.
- Vắc xin, hóa chất khi được tiếp nhận được bảo quản tại Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp, vắc xin bảo quản tủ lạnh, hóa chất bảo quản tại kho. Riêng hóa chất chlorine được cấp trực tiếp xuống xã, vùng nuôi theo kế hoạch phân khai của địa phương.
- Cấp phát và vận chuyển về các xã: vắc xin được bảo quản bằng phích đá, thùng bảo ôn có đá lạnh hoặc đá khô, bảo quản tủ lạnh của xã. Trạm không cấp vắc xin, hóa chất một lần mà chia làm các đợt để đảm bảo công tác bảo quản, sử dụng vắc xin, hóa chất.
- Tổ chức triển khai tại xã: UBND xã, phường thành lập đội tiêm phòng, phun khử trùng tiêu độc cho các đối tượng tiêm phòng và tiêu độc khử trùng theo kế hoạch định kỳ, đột xuất chống dịch. Quá trình tiêm phòng, vắc xin được bảo quản bằng phích đá, thùng bảo ôn.
2.3. Tổ chức triển khai và các nguồn lực của địa phương
UBND huyện, thị xã ban hành kế hoạch để tổ chức tiêm phòng, phu tiêu độc khử trùng định kỳ hàng năm và đột xuất chống dịch.

Làm việc với UBND xã Yên Hòa, huyện Tương Dương










Làm việc với UBND xã Yên Hòa
'Text Box: 
Làm việc với UBND xã Yên Hòa, huyện Tương Dương
Làm việc với UBND xã Yên Hòa
'Trung tâm dịch vụ nông nghiệp phân công cán bộ phụ trách vùng trực tiếp chỉ đạo công tác tiêm phòng, phun khử trùng tiêu độc.

Đối với UBND xã, phường: Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo và số lượng vắc xin, hóa chất phân bổ, UBND các xã, phường ban hành kế hoạch thực hiện. Thú y xã, phường tiến hành tiêm phòng cho đàn vật nuôi các xóm, lập thành các đội phun tiêu độc khử trùng tại các trục đường chính, bãi chăn thả gia súc tập trung, tại hộ chăn nuôi theo kế hoạch.
5. Công tác tuyên truyền: Công tác tuyên truyền được quan tâm và thực hiện dưới nhiều hình thức qua đài phát thanh truyền hình huyện, loa phát thanh xã, xóm, phát tờ rơi.…, thông báo bằng văn bản về các thôn, xóm về lịch tiêm phòng và phun khử trùng tiêu độc cũng như công tác phòng chống dịch bệnh, hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi.
6. Thực hiện chế độ báo cáo: Các đơn vị thực hiện chế độ báo cáo đúng theo quy định.
7. Lưu giữ hồ sơ: Các đơn vị đã thực hiện lưu giữ hồ sơ. Tuy nhiên việc lưu giữ chưa khoa học, sắp xếp lộn xộn.
8. Kiểm tra thực tế tại xã, hộ dân                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                     
Đoàn đã tiến hành kiểm tra công tác tiếp nhận, quản lý, bảo quản, sử dụng hóa chất, vắc xin cấp tại 15 xã (xã Phà Đánh, Hữu Lập, Chiêu Lưu, huyện Kỳ Sơn; xã Tam Hợp, Yên Na, Yên Hòa, Lưu Kiền, huyện Tương Dương; P. Quỳnh Dị, xã Quỳnh Liên, P. Quỳnh Xuân, P. Mai Hùng, TX Hoàng Mai; xã Quỳnh Bảng, Quỳnh Hưng, Quỳnh Đôi, Quỳnh Thanh, huyện Quỳnh Lưu) và 51 hộ chăn nuôi, (nuôi tôm, nuôi gia súc, gia cầm). Qua kiểm tra thực tế:
- UBND các xã, phường đã tiếp nhận và phân khai thực hiện theo kế hoạch của huyện.
- Tiến hành tiêm phòng đàn vật nuôi cho các xóm, lập thành các đội phun tiêu độc khử trùng trong các đợt tiêm phòng, phun khử trùng tiêu độc.
- Việc lưu giữ hồ sơ các đợt tiêm phòng, tiêu độc khử trùng không đầy đủ, có một số xã không lưu hồ sơ.



Kiểm tra hộ chăn nuôi ở huyện Kỳ Sơn













 
'Text Box: 
Kiểm tra hộ chăn nuôi ở huyện Kỳ Sơn
'- Các hộ chăn nuôi, nuôi trổng thủy sản đã được hưởng hỗ trợ vắc xin, hóa chất để tiêm phòng, phu khử trùng tiêu độc và không thu tiền. Số vắc xin, hóa chất người dân nhận khớp với hồ sơ thanh quyết toán.

9. Nhận xét, đánh giá: Qua kiểm tra cho thấy UBND các huyện, thị xã, UBND các xã, phường đã tổ chức tiếp nhận, quản lý, bảo quản và sử dụng hết vắc xin, hóa chất được cấp không thu tiền đạt hiệu quả, đúng mục đích, hỗ trợ cho công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản góp phần ngăn chặn dịch bệnh bùng phát, phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản tại địa phương. Tham mưu đầy đủ, kịp thời các văn bản triển khai công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản; Quan tâm, chỉ đạo, bố trí lực lượng tham gia công tác phòng chống dịch bệnh; Thực hiện tốt chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất; Thanh quyết toán hồ sơ đúng thời gian quy định; Người chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản được hưởng lợi từ nguồn hỗ trợ vắc xin, hóa chất của nhà nước.
Bên cạnh những ưu điểm vẫn còn một số tồn tại: hồ sơ lưu giữ chưa khoa học, chưa đầy đủ. Công tác lưu giữ hồ sơ tại các xã còn nhiều hạn chế.
Kiểm tra ao nuôi tôm huyện Quỳnh Lưu, TX Hoàng Mai
10. Kiến nghị đề xuất: Để công tác quản lý nhà nước về phòng chống dịch bệnh, phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản hiệu quả hơn trong thời gian tới, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đề nghị UBND huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Quỳnh Lưu, thị xã Hoàng Mai khắc phục những tồn tại nêu trên và chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật trong công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản, trong đó tập trung các nội dung:
- Tiếp tục thực hiện tiếp nhận, quản lý và bảo quản nguồn vắc xin, hóa chất cấp hỗ trợ đảm bảo theo quy định, phân khai sử dụng hiệu quả, đúng mục đích.  
- Chỉ đạo UBND các xã thực hiện tốt công tác lưu trữ hồ sơ; nhất là các nguồn hỗ trợ như vắc xin, hóa chất cấp không thu tiền từ Trung ương, của tỉnh...
- Triển khai thực hiện nghiêm túc kế hoạch phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản năm 2023;
- Chỉ đạo thực hiện tốt công tác tiêm phòng đạt tỷ lệ cao;
- Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật về Chăn nuôi, Thú y cho người dân được biết và thực hiện. Coi trọng công tác tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng nguồn vắc xin, hóa chất được hỗ trợ để nâng cao hiệu quả sử dụng trong phòng, chống dịch bệnh.
- Tăng cường giám sát, hướng dẫn cơ sở trong việc tiếp nhận, bảo quản, sử dụng vắc xin, hóa chất và tổ chức các đợt kiểm tra theo quy định./.
 
NGỌC TOÁN- PHÒNG THANH TRA, PHÁP CHẾ
 

Tác giả: cuongtramtycc

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Chi cục chăn nuôi và thú y Nghệ An

    Số 55, Nguyễn Sinh Sắc, phường Cửa Nam, TP. Vinh, tỉnh Nghệ An
    02383844586
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây