Giải pháp kiểm soát bệnh Lở mồm long móng trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Thứ năm - 15/09/2022 04:34 130 0
1. Một số đặc điểm bệnh Lở mồm long móng
Bệnh Lở mồm long móng (LMLM) là bệnh truyền nhiễm ở các loài động vật móng guốc chẵn như trâu, bò, lợn, dê, cừu, hươu, nai...
Bệnh LMLM được Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) xếp đầu tiên ở bảng A gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất cho ngành chăn nuôi. Sự nguy hiểm của bệnh do vi rút có tốc dộ lây lan nhanh, luôn tiến hóa và thay đổi độc lực, nên khi bệnh bùng phát gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi. Ngoài ra bệnh phải công bố dịch quốc tế, như vậy khi dịch xảy ra sẽ ảnh hưởng đến giao lưu thương mại quốc tế về động vật, sản phẩm động vật.
Một đặc điểm quan trọng là vi rút LMLM thường được bài xuất ra ngoài trước khi con vật có biểu hiện triệu chứng lâm sàng của bệnh.
Sau khi phát bệnh 10-15 ngày, con vật có thể khỏi về triệu chứng lâm sàng nhưng mầm bệnh vẫn tồn tại trong con vật (3-4 tuần đối với lợn, 02-03 năm đối với trâu, bò, 09 tháng đối với cừu, 4 tháng đối với dê) và được bài thải ra môi trường làm phát sinh và lây lan dịch bệnh.
       
 
   
 


                                                                        







Picture11
       
    Picture11


                                                                  





2. Công tác phòng, chống dịch bệnh
Để chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh LMLM, hạn chế thấp nhất thiệt hại trong chăn nuôi, tỉnh Nghệ An đã triển khai đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp của Kế hoạch phòng, chống bệnh Lở mồm long móng trên địa bàn tỉnh (ban hành kèm theo Quyết định số 115/QĐ-UBND ngày 15/01/2021 của UBND tỉnh Nghệ An), cụ thể:
          - Thực hiện tốt công tác kiểm dịch vận chuyển; kiểm soát, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp nhập lậu, buôn bán bất hợp pháp động vật, sản phẩm động vật nhằm ngăn chặn sự xâm nhiễm vi rút LMLM từ bên ngoài vào địa bàn.
- Hàng năm, tỉnh đều có chủ trương cấp vắc xin LMLM tiêm phòng cho đàn gia súc khu vực miền núi,vùng đệm chăn nuôi bò sữa tại huyện Nghĩa Đàn và thị xã Thái Hòa; vùng ổ dịch; vùng ổ dịch cũ; vùng nguy cơ cao; vùng chăn nuôi trâu, bò trọng điểm; vùng nuôi có các chợ buôn bán trâu, bò lớn của tỉnh... nhờ vậy đã hạn chế được tối đa dịch bệnh bảo về hiệu quả đàn gia súc trên địa bàn.
- Tăng cường công tác giám sát dịch bệnh, phát hiện sớm các ca bệnh để khoanh vùng, dập dịch kịp thời. Đồng thời tổ chức điều tra, lấy mẫu gia súc bị bệnh gửi phòng xét nghiệm được Bộ Nông nghiệp và PTNT chỉ định để xác định bệnh, chủng vi rút LMLM, phục vụ các nghiên cứu chuyên sâu, đánh giá tương đồng vắc xin.
- Tổ chức các đợt lấy mẫu giám sát sự lưu hành vi rút để kịp thời dự báo, cảnh báo dịch bệnh.
- Sau các đợt tiêm phòng, triển khai lấy mẫu giám sát để đánh giá kết quả tiêm phòng, khả năng đáp ứng miễn dịch và tỷ lệ bảo hộ đối với đàn gia súc sau khi được tiêm phòng vắc xin LMLM; từ đó có giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tiêm phòng.
- Đa dạng hóa các hình thức thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về tính chất nguy hiểm của bệnh LMLM, các biện pháp phòng chống...
            - Tăng cường công tác kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm...





       
   
 
 









Lấy mẫu giám sát lưu hành vi rút tại huyện Tân Kỳ

       
   




                                                                                     






                                              

       
 
   
 











Lấy mẫu giá sát sau tiêm phòng tại huyện Nghĩa Đàn
TG: Kim Dung - Phòng Quản lý dịch bệnh - Chi cục Chăn nuôi và thú y Nghệ An
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Chi cục chăn nuôi và thú y Nghệ An

    Số 55, Nguyễn Sinh Sắc, phường Cửa Nam, TP. Vinh, tỉnh Nghệ An
    02383844586
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây