Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2022

Thứ ba - 04/01/2022 02:38 253 0
Trong những năm gần đây, mặc dù dịch bệnh Covid-19 và dịch bệnh động vật diễn biến phức tạp, giá cả thị trường các sản phẩm chăn nuôi biến động; nhưng được sự quan tâm chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, sự phối hợp của các ngành, các địa phương, sự nỗ lực của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và người chăn nuôi, công tác phòng, chống dịch bệnh đạt được nhiều kết quả quan trọng góp phần thúc đẩy chăn nuôi phát triển bền vững.
Năm 2022, dự báo tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh vẫn diễn biến phức tạp do bệnh Dịch tả lợn Châu Phi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, nhưng hiện chưa có vắc xin phòng bệnh; bệnh Viêm da nổi cục trâu, bò là bệnh mới xuất hiện trên địa bàn tỉnh, đường lây truyền do các véc tơ trung gian truyền bệnh như ruồi, muỗi, ve, mòng hút máu khó kiểm soát... Bên cạnh đó, tỉnh Nghệ An có tổng đàn gia súc, gia cầm, diện tích nuôi trồng thủy sản lớn; chăn nuôi, giết mổ nhỏ lẻ chiếm tỷ lệ cao; tỷ lệ tiêm phòng vắc xin thấp; lưu lượng vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra, vào, lưu thông trong tỉnh nhiều; biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến phức tạp, làm giảm sức đề kháng của vật nuôi, nên nguy cơ bùng phát dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản cao.
Để chủ động triển khai có hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản theo đúng quy định của Luật Thú y, các Nghi định, Thông tư hướng dẫn; UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Quyết định số 5106/QĐ-UBND ngày 27/12/2021 Ban hành Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2022. Nội dung, giải pháp của Kế hoạch:
Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2022

Trong những năm gần đây, mặc dù dịch bệnh Covid-19 và dịch bệnh động vật diễn biến phức tạp, giá cả thị trường các sản phẩm chăn nuôi biến động; nhưng được sự quan tâm chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, sự phối hợp của các ngành, các địa phương, sự nỗ lực của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và người chăn nuôi, công tác phòng, chống dịch bệnh đạt được nhiều kết quả quan trọng góp phần thúc đẩy chăn nuôi phát triển bền vững.
Năm 2022, dự báo tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh vẫn diễn biến phức tạp do bệnh Dịch tả lợn Châu Phi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, nhưng hiện chưa có vắc xin phòng bệnh; bệnh Viêm da nổi cục trâu, bò là bệnh mới xuất hiện trên địa bàn tỉnh, đường lây truyền do các véc tơ trung gian truyền bệnh như ruồi, muỗi, ve, mòng hút máu khó kiểm soát... Bên cạnh đó, tỉnh Nghệ An có tổng đàn gia súc, gia cầm, diện tích nuôi trồng thủy sản lớn; chăn nuôi, giết mổ nhỏ lẻ chiếm tỷ lệ cao; tỷ lệ tiêm phòng vắc xin thấp; lưu lượng vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra, vào, lưu thông trong tỉnh nhiều; biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến phức tạp, làm giảm sức đề kháng của vật nuôi, nên nguy cơ bùng phát dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản cao.
Để chủ động triển khai có hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản theo đúng quy định của Luật Thú y, các Nghi định, Thông tư hướng dẫn; UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Quyết định số 5106/QĐ-UBND ngày 27/12/2021 Ban hành Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2022. Nội dung, giải pháp của Kế hoạch:
1. Thông tin tuyên truyền
Tuyên truyền, phổ biến về Luật Chăn nuôi, Luật Thú y; các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật; các Thông tư, văn bản của các Bộ, ngành, UBND tỉnh để nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, người chăn nuôi, người tiêu dùng,... về công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản. Cụ thể:
- Phát sóng ít nhất 02 phóng sự/chuyên đề về phòng chống dịch bệnh, quản lý thuốc, thanh tra pháp chế trên Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh; ít nhất 21 phóng sự, bản tin trên Đài Truyền thanh, truyền hình các huyện, thành, thị (01 phóng sự, bản tin/huyện).
- Nhịp cầu nhà nông: ít nhất 06 chuyên đề.
- Bài viết đăng trên Website Sở Nông nghiệp và PTNT: ít nhất 8 bài viết/12 tháng.
- Có ít nhất 10 bản tin/năm trên Đài Truyền thanh các xã, phường, thị trấn.
- Tuyên truyền bằng tài liệu/tờ rơi/tờ dán/đĩa hình/đĩa tiếng về phòng, chống dịch bệnh, tiêm phòng, quản lý thuốc thú y, thanh tra pháp chế.
- Nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức, viên chức:
+ Cấp tỉnh: Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ Chẩn đoán viên bệnh động vật, điều tra dịch tễ, kiểm soát giết mổ, kiểm dịch động vật, kiểm tra vệ sinh thú y, thuốc thú y, xây dựng vùng/cơ sở an toàn dịch bệnh...; Tổ chức 3-4 cuộc tập huấn.
+ Cấp huyện: Nâng cao năng lực cho độ ngũ cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp, kiêm nhiệm thực hiện công tác chăn nuôi, thú y. Tổ chức ít nhất 02 cuộc tập huấn/huyện.
2. Công tác phòng, chống dịch bệnh
2.1. Tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm
2.1.1. Tiêm phòng định kỳ
a) Phòng bệnh bắt buộc bằng vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm theo quy định tại Thông tư số 07/2016/BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn, Thông tư số 09/2021/TT-BNNPTNT ngày 12/8/2021 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT:
- Trâu bò: Tiêm phòng vắc xin Lở mồm long móng, Tụ huyết trùng, Viêm da nổi cục.
- Lợn: Tiêm phòng vắc xin Lở mồm long móng, Tụ huyết trùng, Dịch tả lợn.
-, cừu: Tiêm phòng vắc xin Lở mồm long móng.
- Gà, chim cút: Tiêm phòng vắc xin Cúm gia cầm (thể độc lực cao), Niu cát xơn.
- Vịt, ngan: Tiêm phòng vắc xin Cúm gia cầm (thể độc lực cao), Dịch tả vịt.
- Chó, mèo: Tiêm phòng vắc xin Dại.
Đối với bệnh Tai xanh ở lợn: Khuyến khích chủ trang trại, gia trại, người chăn nuôi lợn tiêm phòng cho đàn lợn.
Đối với các bệnh: Lép tô lợn, Phó thương hàn lợn, Ung khí thán trâu bò, Suyễn lợn, CRD, Gumboro ở gia cầm: căn cứ vào tình hình dịch tễ trên địa bàn, UBND các huyện, thành phố, thị xây dựng kế hoạch tiêm phòng cho gia súc, gia cầm tại các vùng thường xảy ra dịch.
Tiêm phòng phải đảm bảo đúng kỹ thuật, an toàn, đúng thời gian quy định, đủ số mũi tiêm. Đàn gia súc, gia cầm sau khi tiêm phòng đạt tỷ lệ bảo hộ cao, đáp ứng yêu cầu phòng bệnh, hạn chế sự lây nhiễm bệnh từ gia súc, gia cầm sang người, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng.
b) Thời gian tiêm phòng dự kiến:
-Đợt 1: Triển khai từ 15/3/2022 đến 15/4/2022.
-Đợt 2: Triển khai từ 15/9/2022 đến 15/10/2022.
Riêng đối với vắc xin Dại chómèo, vắc xin Viêm da nổi cục trâu, bò: Mỗi năm chỉ tiêm 01 mũi vắc xin (có miễn dịch bảo hộ 01 năm) và tổ chức tiêm phòng lồng ghép với đợt 1.
Các tháng còn lại tổ chức tiêm phòng bổ sung cho đàn vật nuôi chưa được tiêm phòng hoặc đã hết thời hạn miễn dịch.
Lưu ý: Vắc xin Viêm da nổi cục trâu, bò không tiêm cùng thời điểm với các loại vắc xin khác (khoảng cách tiêm phòng vắc xin Viêm da nổi cục và các loại vắc xin khác cho trâu, bò tối thiểu là 07 ngày).
c) Phạm vi tiêm phòng:Tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm, chó, mèo phạm vi cả tỉnh.
d) Chỉ tiêutiêm phòng:Tỷ lệ tiêm phòng đạt tối thiểu 80% tổng đàn tại thời điểm tiêm phòng.
2.1.2. Tiêm phòng theo các Chương trình
a) Tiêm phòng vắc xin miền núi
Thực hiện theo Quyết định 861/QĐ-TG ngày 04/6/2021 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 và Nghị quyết số 18/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành Quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022-2030.
- Phạm vi tiêm phòng: Tiêm phòng cho 100% gia súc trong diện tiêm tại các xã miền núi khu vực III và khu vực II.
- Loại vắc xin tiêm phòng: Tụ huyết trùng trâu bò, tụ huyết trùng lợn, dịch tả lợn (riêng vắc xin LMLM thực hiện theo Quyết định số 115/QĐ-UBND ngày 15/01/2021 của UBND tỉnh; vắc xin Viêm da nổi cục trâu bò thực hiện theo Quyết định phòng chống bệnh Viêm da nổi cục giai đoạn 2022 - 2030 sau khi được UBND tỉnh phê duyệt).
- Số lượng vắc xin tiêm phòng: Căn cứ nguồn kinh phí UBND tỉnh cấp năm 2022, giao Chi cục Chăn nuôi và Thú y tổ chức mua, phân bổ cho các huyện phù hợp với tổng đàn và tình hình dịch tễ của các địa phương.
- Thời gian tiêm phòng: Theo kế hoạch chung của tỉnh.
b) Tiêm phòng vắc xin Cúm gia cầm
Thực hiện theo Quyết định số 1116/QĐ-UBND ngày 9/4/2019 và Quyết định số 1620/QĐ-UBND ngày 26/5/2020 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch và Điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch Phòng, chống bệnh Cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2019- 2025.
- Phạm vi tiêm phòng: tiêm phòng vùng có dịch, vùng bị dịch uy hiếp, vùng nguy cơ cao.
- Loại vắc xin: Vắc xin Cúm gia cầmH5N1-Re6, H5N1-Re5, Navet vifluvac,  Navet vifluvac 2 hoặc theo khuyến cáo của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
- Thời gian tiêm phòng: Theo kế hoạch chung của tỉnh.
c) Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Lở mồm long móng (LMLM)
Thực hiện theo Quyết định số 115/QĐ-UBND ngày 15/01/2021 về việc phê duyệt Kế hoạch phòng, chống bệnh Lở mồm long móng trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2021-2025.
- Phạm vi tiêm phòng: Đàn trâu, bò của các huyện thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, vùng đệm chăn nuôi bò sữa tại huyện Nghĩa Đàn và thị xã Thái Hòa; vùng ổ dịch; ổ dịch cũ; vùng nguy cơ cao; vùng chăn nuôi trâu bò trọng điểm; vùng nuôi có các chợ buôn bán trâu, bò lớn của tỉnh tại một số xã thuộc các huyện Đô Lương, Nam Đàn, Nghi Lộc, Yên Thành...
- Loại vắc xin: Vắc xin LMLM (type O) hoặc sử dụng loại vắc xin LMLM phù hợp với chủng gây bệnh thực địa tại địa phương theo khuyến cáocủa Bộ Nông nghiệp và PTNT.
- Thời gian tiêm phòng: Theo kế hoạch chung của tỉnh.
d) Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới và loại trừ bệnh Dại
Thực hiện theo Chương trình khống chế và tiến tới loại trừ bệnh Dại trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022-2030, khi được UBND tỉnh phê duyệt.
đ) Kế hoạch quốc gia phòng chống bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò
Thực hiện theo Kế hoạch quốc gia phòng chống bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022-2030, khi được UBND tỉnh phê duyệt.
e) Chương trình quốc gia giảm nghèo bền vững
Thực hiện theo Quyết định số 1705/QĐ-TTg ngày 12/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai Nghị Quyết 24/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bềnh vững giai đoạn 2021 - 2025, khi được UBND tỉnh phê duyệt.
2.1.3. Tiêm phòng chống dịch
- Tổ chức tiêm phòng vắc xin khẩn cấp để bao vây, khống chế ổ dịch hiệu quả đối với các bệnh:LMLM gia súc, Cúm gia cầm, Dại, Viêm da nổi cục, Tai xanh, Dịch tả lợn châu phi (nếu có vắc xin), các loại dịch bệnh nguy hiểm khác...
- Phạm vi, đối tượng tiêm phòng:Tiêm phòng chođàngia súc, gia cầm đang khoẻ mạnh trong diện tiêm phòng tại vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp, vùng đệm. Phạm vi và đối tượng tiêm phòng cụ thể từng ổ dịch do Chi cục Chăn nuôi và Thú y quyết định.
- Loại vắcxin tiêm phòng:
Bệnh Cúm gia cầm: Vắc xin Cúm gia cầm H5N1-Re6, H5N1-Re5, Navet vifluvac, Navet vifluvac 2 hoặc theo khuyến cáo của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Bệnh LMLM: Vắc xin LMLM nhị type A,O; đơn type O.
Bệnh tai xanh: Vắc xin Tai xanh nhược độc chủng JXA1-R hoặc vắc xin vô hoạt hoặc theo khuyến cáo của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Bệnh Viêm da nổi cục Trâu, bò: Vắc xin Lumpyvac hoặc theo khuyến cáo của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Bệnh dại động vật: Vắc xin Rabisin hoặc vắc xin dại khác được phép lưu hành tại Việt Nam.
Ngoài ra, dựa trên kết quả xét nghiệm, giám sát lưu hành mầm bệnh của Cục Thú y, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tham mưu tổ chức tiêm phòng chủng, loại vắc xin phù hợp.
- Thời gian tổ chức tiêm: Triển khai tiêm phòng sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính (+) với bệnh Cúm gia cầm, Tai xanh, bệnh Dại động vật, Viêm da nổi cục…; có triệu chứng lâm sàng điển hình của bệnh LMLMhoặc có kết quả xét nghiệm định type vi rút LMLM.
- Nguồn kinh phí mua vắc xin:Vắc xin Trung ương hỗ trợ (nếu có); Ngân sách tỉnh, huyện, xã và người dân.
2.2. Giám sát dịch bệnh
2.2.1. Tổ chức giám sát chủ động, bị động dịch bệnh
Nhằm phát hiện sớm dịch bệnh có nguy cơ gây thiệt hại lớn về kinh tế - xã hội, tác nhân gây bệnh truyền nhiễm, nguy hiểm ở động vật, các bệnh truyền lây giữa động vật và người.
- Giám sát chủ động
Triển khai lấy mẫubệnh phẩm, môi trường, thức ăn...để xác định sự lưu hành của các tác nhân gây bệnh khi chưa xẩy ra dịch bệnh tại các vùng chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản trọng điểm;cơ sở kinh doanh động vật,chợ buôn bán gia súc, gia cầm; vùng ổ dịch cũ; vùng nguy cơ cao, vùng chăn nuôi trọng điểm.
Địa điểm, đối tượng, thời gian, số lượng lấy mẫu theo các Chương trình, kế hoạch được UBND tỉnh phê duyệt. Trường hợp động vật chết, tốc độ lây lan nhanh hoặc nghi ngờ bệnh mới... Chi cục Chăn nuôi và Thú y chủ động triển khai, phối hợp UBND cấp huyện lấy mẫu theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Cục Thú y.
  • Giám sát bị động
UBND cấp huyện chỉ đạo UBND cấp xã, cán bộ phụ trách thú y, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện chủ động giám sát, kiểm tra, lấy mẫu khi có thông tin từ cơ sở báo có gia súc, gia cầm, thủy sản chết bất thường, nghi ngờ bệnh nguy hiểm, truyền nhiễm.
Mẫu bệnh phẩm được các huyện gửi đến Chi cục Chăn nuôi và Thú y Nghệ An tiếp nhận, kiểm tra trước lúc gửi đến Cơ quan chẩn đoán xét nghiệm.
- Xét nghiệm mẫu bệnh phẩm
Gửi mẫu bệnh phẩm đến Chi cục Thú y vùng 3 và các Cơ quan chẩn đoán xét nghiệm khác được Bộ Nông nghiệp và PTNT chỉ định nếu có cùng đơn giá hoặc đơn giá thấp hơn so với các Cơ quan xét nghiệm khác.
Đối với các mẫu giám sát bị động để triển khai phòng, chống dịch: tổng hợp, báo cáo Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài Chính trình UBND tỉnh cấp kinh phí sau khi thực hiện.
2.2.2. Giám sát định kỳ
Giám sát định kỳ đối với một số bệnh truyền lây giữa động vật và người tại các cơ sở chăn nuôi gia súc giống, gia cầm giống và bò sữa (quy định tại mục 2, Phụ lục 07, Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định phòng, chống dịch bệnh động vât trên cạn). Cụ thể:
- Các bệnh ở trâu bò: Sảy thai truyền nhiễm, Lao bò, Xoắn khuẩn.
- Các bệnh ở lợn: Xoắn khuẩn, Liên cầu khuẩn lợn (type 2).
- Các bệnh ở dê: Xoắn khuẩn.
- Các bệnh ở gia cầm: Cúm gia cầm (thể độc lực cao hoặc chủng vi rút có khả năng truyền lây bệnh cho người).
Các cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận An toàn dịch bệnh theo quy định tại Thông tư số 14/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT: Duy trì điều kiện An toàn dịch bệnh đối với bệnh được chứng nhận theo khoản 3, điều 50 của Thông tư số 14/TT-BNNPTNT và giám sát dịch bệnh động vật theo quy định tại khoản 3 Điều 16 của Luật Thú y; được kiểm tra định kỳ 01 lần/năm; kinh phí lấy mẫu, xét nghiệm cơ sở, cá nhân tự chi trả.
2.3. Điều tra ổ dịch, các biện pháp xử lý ổ dịch, chống dịch
2.3.1. Điều tra ổ dịch
- Chi cục Chăn nuôi và Thú y chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ điều tra ổ dịch.
- UBND cấp huyện chỉ đạo phòng Nông nghiệp và PTNT/ Kinh tế phối hợp với Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp huyện, UBND cấp xã, các phòng, ban, đơn vị chức năng địa phương thực hiện điều tra ổ dịch trên địa bàn quản lý.
- Nguyên tắc, nội dung điều tra ổ dịch theo quy định tại Điều 19 của Luật Thú y; khoản 1, khoản 2, Điều 9 của Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 (đối với bệnh động vật trên cạn); khoản 1, khoản 2, Điều 13 của Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 (đối với bệnh động vật thủy sản).
2.3.2. Xử lý ổ dịch, chống dịch
- UBND các cấp chỉ đạo UBND cấp dưới, các cơ quan chuyên môn có liên quan xử lý ổ dịch bệnh động vật, đồng thời bố trí kinh phí, nguồn lực để khống chế dịch bệnh hiệu quả, khôi phục chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản sau khi xảy ra dịch bệnh.
- Xử lý ổ dịch bệnh động vật theo điều 25, điều 33 của Luật Thú y; điều 10 Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT; điều 15 Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT; Các Quyết định, Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản đã được UBND tỉnh phê duyệt.
2.4. Vệ sinh, khử trùng tiêu độc phòng, chống dịch bệnh động vật
2.4.1. Khử trùng tiêu độc định kỳ
a) Phạm vi khử trùng: Tổ chức phun khu vực chuồng trại chăn nuôi của các xã, thị trấn có dịch, ổ dịch cũ, vùng bị dịch dịch uy hiếp, vùng nguy cơ cao, vùng chăn nuôi trọng điểm; những nơi tập kết, các chợ buôn bán gia súc, gia cầm; hố tiêu hủy động vật; cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm,... trên địa bàn tỉnh.
b) Tần suất: Triển khai 3-6 đợt trong năm.
c) Loại hóa chất: Iodine 10%, Benkocid, Chlorine 65-70% hoặc các loại hóa chất khác nằm trong danh mục được phép sử dụng của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
d) Số lượng hóa chất: Mỗi đợt 10.000 - 15.000 lít (kg) hóa chất.
đ) Nguồn hóa chất: Trung ương (nếu có); Tỉnh cấp kinh phí cho Chi cục Chăn nuôi và Thú y tổ chức mua và cấp cho các địa phương; UBND cấp huyện, cấp xã và người chăn nuôi chủ động mua hóa chất, vôi bột để triển khai tại địa phương.
2.4.2. Khử trùng tiêu độc khi xẩy ra dịch
Dự kiến sử dụng 15.000 - 20.000 lít hóa chất (Iodine 10%, Benkocid, ….) chống dịch gia súc, gia cầm và khoảng 30.000 kg Chlorine 65-70%khử trùng ao nuôi thủy sản hoặc sử dụng các loại hóa chất khác nằm trong danh mục được phép sử dụng của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Nguồn hóa chất: Trung ương (nếu có); Tỉnh cấp kinh phí cho Chi cục Chăn nuôi và Thú y mua và cấp cho các địa phương; UBND các huyện chủ động mua hóa chất, vôi bột để triển khai chống dịch; người chăn nuôi tự bỏ kinh phí mua hóa chất, vôi để khử trùng tiêu độc khu vực chăn nuôi của gia đình.
2.5. Công tác kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y
2.5.1. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển
Động vật, sản phẩm động vật (trên cạn và thủy sản) có trong danh mục thuộc diện phải kiểm dịch theo quy định tại khoản 1 Điều 37, khoản 1 Điều 53 của Luật Thú y; phụ lục I Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016; mục A, phụ lục I Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016, phải thực hiện kiểm dịch khi vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh.
Chi cục Chăn nuôi và Thú y thực hiện kiểm dịch, ủy quyền kiểm dịch theo quy định, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Cục Thú y.
a) Đối với động vật, sản phẩm động vật trên cạn
- Chỉ đạo thực hiện kiểm dịch động vật ở các chợ có lưu lượng buôn bán gia súc lớn(trọng điểm là chợ Ú- Đô Lương).
- Quản lý chặt chẽ gia súc, gia cầm nhập nuôi và xuất đi từ các trang trại chăn nuôi. Tăng cường phối hợp, kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm vận chuyển động vật, sản phẩm động vật tại Trạm Kiểm dịch động vật Bắc Nghệ An và địa bàn các huyện, thành, thị.
b) Đối với gia súc, gia cầm làm giống và bò sữa:
Thực hiện nghiêm việc kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển gia súc làm giống, gia cầm làm giống, bò sữa,... Yêu cầu vật nuôi phải được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin theo quy định. Kinh phí mua vắc xin, tiền công tiêm phòng, lấy mẫu, xét nghiệm do chủ cơ sở, cá nhân chi trả.
c) Đối với các trang trại: phải đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm và thực hiện lấy mẫu xét nghiệm, giám sát định kỳ theo hướng dẫn, có sự giám sát của cơ quan thú y.
d) Đối với động vật thủy sản
- Yêu cầu thực hiện kiểm dịch thủy sản vận chuyển ra khỏi địa bàn tỉnh đối với: động vật thủy sản sử dụng làm giống (bao gồm cả thủy sản bố mẹ); động vật thủy sản thương phẩm, sản phẩm động vật thủy sản xuất phát từ vùng công bố dịch; động vật thủy sản sử dụng làm giống từ tỉnh khác vào (nếu cần).
- Thủy sản xuất phát từ cơ sở sản xuất, nuôi trồng thủy sản chưa được công nhận an toàn dịch bệnh hoặc chưa được giám sát dịch bệnh theo quy định hoặc từ cơ sở thu gom, kinh doanh, phải lấy mẫu xét nghiệm bệnh truyền nhiễm theo quy định tại Thông tư số 26/2016/TT- BNNPTNT và các văn bản chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Cục Thú y.
2.5.2. Xây dựng cơ sở giết mổ tập trung (GMTT), kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y
- UBND các huyện, thành, thị: Chỉ đạo xây dựng quy hoạch giết mổ động vật tập trung, hướng dẫn về hoạt động giết mổ, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn.
-
Tổ chức, thực hiện kiểm soát giết mổ theo quy định tại Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y (trừ các cơ sở giết mổ do cấp tỉnh thực hiện).
- Quản lý tốt công tác giết mổ gia súc, gia cầm, nhất là tại các địa phương giết mổ số lượng lớn; đưa gia súc vào giết mổ tại cơ sở GMTT hoặc cơ sở giết mổ nhỏ đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm (đối với các địa phương vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa chưa xây dựng được cơ sở giết mổ tập trung) và được cán bộ thú y của địa phương thực hiện kiểm soát giết mổ.
- Tuyên truyền, vận động chủ cơ sở, người giết mổ gia súc, gia cầm đưa gia súc, gia cầm vào các cơ sở GMTT đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.
- Tập huấn cho cán bộ thú y về công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y.
- Tổ chức kiểm tra hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, xử phạt các trường hợp vi phạm.
2.6. Xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật
Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật.
- Hướng dẫn các trang trại chăn nuôi, UBND cấp xã xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh.
- Phối hợp chính quyền địa phương cấp huyện, cấp xã xây dựng vùng an toàn dịch bệnh.
- Tổ chức thẩm định, kiểm tra, đánh giá và cấp giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh động vật.
- Xây dựng vùng an toàn dịch bệnh động vật theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
3. Công tác quản lý thuốc thú y và quản lý người hành nghề thú y
3.1. Quản lý người hành nghề thú y
- Tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về điều kiện hành nghề thú y, các loại hình hành nghề thú y, quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân hành nghề thú y;
  - Thẩm định hồ sơ đăng ký và cấp mới/ cấp lại/ gia hạn chứng chỉ hành nghề thú y. Kiểm tra, xem xét thu hồi Chứng chỉ hành nghề thú y.
3.2. Quản lý thuốc thú y
- Tổ chức kiểm tra đánh giá, cấp/cấp lại/gia hạn chứng nhận cơ sở đủ điều kiện buôn bán TTY; Kiểm tra, xem xét, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y.
- Triển khai thực hiện “Kế hoạch hành động quốc gia về phòng, chống kháng kháng sinh trong lĩnh vực nông nghiệp giai đoạn 2021-2025” theo Quyết định số 3609/QĐ-BNN-TY ngày 23/8/2021 của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Trong đó tập trung một  số nội dung sau:
+ Xây dựng và thực hiện Kế hoạch giám sát việc sử dụng kháng sinh và phòng, chống kháng kháng sinh trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh và báo cáo về Cục Thú y để tổng hợp, theo dõi;
+ Tuyên truyền, phổ biến về hướng dẫn sử dụng kháng sinh và phòng, chống kháng kháng sinh cho người chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản;
+ Quản lý, giám sát, xử lý vi phạm việc buôn bán, sử dụng thuốc kháng sinh trong nông nghiệp thuộc địa bàn quản lý.
- Kiểm tra nhà nước chất lượng TTY theo quy định tại Thông tư số 13/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ Nông nghiệp & PTNT Quy định về quản lý thuốc thú y; Thông tư số 18/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT:  Sửa đổi bổ sung, bãi bỏ một số điều của Thông tư số 13/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định về quản lý thuốc thú y.
- Hướng dẫn, giám sát, kiểm tra việc thực hiện quy định về quản lý thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất; kê đơn, đơn thuốc thú y theo quy định tại Thông tư số 12/2020/TT-BNNPTNT ngày 09/11/2020 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, trong đó tập trung các nội dụng sau:
+ Tổ chức tập huấn, thông tin, tuyên truyền về quản lý thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất trong buôn bán, sử dụng, giao nhận, vận chuyển, bảo quản; kê đơn, đơn thuốc thú y;
+ Kiểm tra, thanh tra việc buôn bán, sử dụng, bảo quản, giao nhận, vận chuyển thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất  thuộc phạm vi địa bàn, đơn vị quản lý.
- Kiểm tra giám sát, hướng dẫn buôn bán, sử dụng các sản phẩm TTY trong danh mục TTY được phép lưu hành tại Việt Nam trong phạm vi địa phương theo quy định. Thông báo danh mục TTY cấm sử dụng.
- Quản lý hoạt động quảng cáo TTY; thẩm định hồ sơ, cấp Giấy xác nhận quảng cáo TTY cho các tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo TTY.
4. Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá thẩm định điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm
- Quản lý, cấp và thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện An toàn thực phẩm đối với các tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền theo Quyết định 11/2021/QĐ-UBND ngày 20/5/2021 của UBND tỉnh Nghệ An Ban hành Quy định phân công, phân cấp và phối hợp quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
- Kiểm tra cấp mới/cấp lại Giấy chứng nhận vệ sinh thú y cho các tổ chức, cá nhân theo quy định tại Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y.
- Định kỳ kiểm tra, thẩm định các cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh.
+ Tần suất: Kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y 01 lần/năm; thẩm định, kiểm tra điều kiện An toàn thực phẩm 01 lần/18 tháng đối với cơ sở xếp loại A, 01 lần/12 tháng đối với cơ sở xếp loại B.
+ Loại mẫu phân tích giám sát: Thực hiện việc lấy mẫu xét nghiệm các chỉ tiêu về ô nhiễm vi sinh vật trong môi trường, sản phẩm động vật; phân tích các chất tồn dư độc hại trong động vật, sản phẩm động vật tươi sống (nếu cần).
5. Công tác thanh tra, pháp chế
- Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về Chăn nuôi, Thú y.
- Thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, liên ngành về chăn nuôi, thú y theo quy định của pháp luật.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chăn nuôi và thú y.
- Thanh tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật chuyên ngành.
NGUYỄN VIẾT LƯƠNG - CHI CỤC CHĂN NUÔI VÀ THÚ Y
 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

Chi cục chăn nuôi và thú y Nghệ An

    Số 55, Nguyễn Sinh Sắc, phường Cửa Nam, TP. Vinh, tỉnh Nghệ An
    02383844586
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây