Hướng dẫn phòng chống đói rét, dịch bệnh cho đàn vật vụ Đông xuân năm 2021 - 2022 nuôi

Thứ năm - 06/01/2022 20:13 276 0
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong vụ Đông Xuân 2021-2022 sẽ diễn ra một số đợt rét đậm, rét hại gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe vật nuôi, làm giảm sức đề kháng và tăng nguy cơ bùng phát nhiều dịch bệnh nguy hiểm cho vật nuôi như: Tai xanh, Tụ huyết trùng, Phó thương hàn, Dịch tả lợn Châu Phi ở Lợn; Lở mồm long móng, Newcastle, Gumboro,,…
Để chủ động thực hiện tốt công tác phòng chống đói rét cho đàn vật nuôi, hạn chế thấp nhất thiệt hại xảy ra, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Nghệ An hướng dẫn một số giải pháp trong công tác phòng chống đói rét và dịch bệnh cho đàn vật nuôi vụ Đông Xuân năm 2021 – 2022 như sau :
Hướng dẫn phòng chống đói rét, dịch bệnh cho đàn vật vụ Đông xuân năm 2021 - 2022 nuôi

Một số giải pháp trong công tác phòng chống đói, rét và dịch bệnh cho đàn vật nuôi vụ Đông Xuân năm 2021 - 2022




Hình 1:Cán bộ Chi cục CNTY  kiểm tra công tác phòng chống đói rét tại huyện Quế Phong
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong vụ Đông Xuân 2021-2022 sẽ diễn ra một số đợt rét đậm, rét hại gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe vật nuôi, làm giảm sức đề kháng và tăng nguy cơ bùng phát nhiều dịch bệnh nguy hiểm cho vật nuôi như: Tai xanh, Tụ huyết trùng, Phó thương hàn, Dịch tả lợn Châu Phi ở Lợn; Lở mồm long móng,  Newcastle, Gumboro,,…
Để chủ động thực hiện tốt công tác phòng chống đói rét cho đàn vật nuôi, hạn chế thấp nhất thiệt hại xảy ra, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Nghệ An hướng dẫn một số giải pháp trong công tác phòng chống đói rét và dịch bệnh cho đàn vật nuôi vụ Đông Xuân năm 2021 – 2022 như sau :
1. Phòng chống đói, rét và dịch bệnh đối với trâu bò

Hình 2:Cán bộ Chi cục CNTY  kiểm tra công tác phòng chống đói rét
 tại huyện Quỳ Hợp
- Tu sửa chuồng trại: Sử dụng lá cây cọ, lá chuối hoặc bạt nilon… làm thành những tấm rèm che xung quanh chuồng, đặc biệt lưu ý che hướng gió lùa. Dùng trấu, rơm rạ, cỏ khô… để lót chuồng, đảm bảo nền chuồng luôn sạch và khô ráo. Đối với các hộ chăn nuôi chưa có chuồng trại, cần vận động nhân dân tiến hành làm chuồng nhốt để di chuyển đàn gia súc ra khỏi khu vực núi cao, gia súc thả rông về nuôi nhốt, không được thả trâu bò trong rừng trong những ngày mưa gió, rét kéo dài.
- Chủ động nguồn thức ăn: Dự trữ và bảo quản các loại thức ăn để đảm bảo có đủ thức ăn cho trâu bò trong mùa đông.
+ Đối với thức ăn thô xanh cần trồng cỏ, gieo ngô dày, trồng cây thức ăn trên diện tích đất không sử dụng để cung cấp thức ăn thô xanh cho gia súc trong những tháng mưa rét cuối năm.
+ Tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn trong mùa đông như rơm rạ, ngọn lá mía, các loại bã sắn, bã dứa, cây chuối rừng… trộn với cám, muối (2 - 3% muối) cho trâu bò ăn.
+ Để dự trữ thức ăn thì tiến hành ủ chua thức ăn bằng cách băm và phơi nguyên liệu rồi tiến hành trộn đều theo tỷ lệ: 100kg cỏ + 5-10kg bột ngô hoặc cám gạo + 0,5kg muối ăn rồi phối trộn nguyên liệu. Sau khi ủ trong túi hoặc hố 1 tháng thì có thể lấy ra cho gia súc ăn.
+ Chuẩn bị thức ăn tinh (bột ngô, sắn, cám gạo...), khoáng, vitamin để cung cấp đủ cho gia súc trong những ngày giá rét.
- Chăm sóc, nuôi dưỡng:
+ Người chăn nuôi cần thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết để có kế hoạch phòng, chống rét cho trâu bò đạt hiệu quả cao. Tốt nhất những ngày gió rét dưới 120C thì nên giữ gia súc ở tại chuồng, không đi chăn thả.
+ Cung cấp thức ăn, nước uống tại chuồng: Những ngày bình thường, nên cho trâu bò trưởng thành ăn khoảng 25 - 30 kg thức ăn thô và 1,5 kg thức ăn tinh, chia làm hai bữa. Nếu vào ngày rét đậm, rét hại cần điều chỉnh tăng lượng thức ăn tinh khoảng 2 kg để bổ sung năng lượng, giúp trâu bò chống lại giá rét.
+ Pha nước muối cho uống: Pha nước ấm 37 - 380C với muối, nồng độ 0,1-0,3% (tương đương 10 – 30g muối/10 lít nước).
+ Khi nhiệt độ xuống dưới 120C, cần sử dụng bóng điện hoặc đốt lửa chống rét. Chú ý đốt lửa ở cuối chuồng để khói không tạt vào mặt trâu bò và đặt tránh xa chất độn chuồng, bạt che để phòng bén lửa gây cháy. Bên cạnh đó, cần sử dụng chăn, áo, bao tải gai đã cũ làm áo chống rét để mặc cho trâu bò. Với một chiếc áo, có thể sử dụng cho 1 trâu bò trong suốt mùa nhưng lúc trời nắng (thường sau 8 giờ sáng) nên bỏ áo để trâu bò hưởng nắng ấm. Khi mặc áo cho trâu bò, cần chú ý chiều dài áo phủ từ thân đến hết đuôi, chiều ngang vừa đủ choàng qua thân, các dây buộc thắt như khuy áo buộc dưới bụng.
- Vệ sinh thú y: Thường xuyên quét dọn vệ sinh chuồng trại, định kỳ phun thuốc khử trùng 2 - 3 tuần/lần để vệ sinh tiêu độc khử trùng.
- Thực hiện tiêm phòng: Tiêm phòng định kỳ đầy đủ các bệnh: lở mồm long móng, tụ huyết trùng trâu bò. Tiêm phòng bổ sung cho bê nghé khi đến tuổi tiêm phòng và số trâu bò bị tiêm sót trong các đợt tiêm phòng định kỳ.
2. Phòng chống đói, rét và dịch bệnh đối với lợn
- Chuồng trại vệ sinh sạch sẽ hàng ngày, không để đọng phân, nước thải trong chuồng; che kín xung quanh, không để gió lùa; làm chuồng úm đối với lợn con đang theo mẹ. Không rửa chuồng hoặc tắm cho lợn vào những ngày mưa rét nhiệt độ xuống dưới 120C .
- Kiểm tra hệ thống thoát nước chung của cả khu vực, hệ thống thoát nước thải, nơi chứa chất thải để hạn chế ô nhiễm. Đối với những vùng có nguy cơ ngập lụt, cần tôn cao nền chuồng, làm chuồng tránh lũ lụt, làm sàn kê cao, làm rèm che chắn, tránh mưa tạt, gió lùa.
- Dự trữ thức ăn tinh và trong thức ăn thành phần phải đầy đủ các chất dinh dưỡng phù hợp với từng giai đoạn phát triển của gia súc, gia cầm. Thức ăn dự trữ cần bảo quản ở những nơi khô ráo để tránh ẩm mốc.
- Cho uống đủ nước sạch, ấm, bổ sung thêm các Vitamin tổng hợp, men tiêu hoá trộn vào nước uống, thức ăn theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm. Khẩu phần ăn đảm bảo đầy đủ, cân đối chất dinh dưỡng đối với từng loại lợn, tuổi lợn.
- Thực hiện tốt quy trình vệ sinh thú y và tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng các bệnh cho đàn lợn như: Dịch tả lợn, Tai xanh, Lở mồm long móng…
3. Phòng chống đói, rét và dịch bệnh đối với gà và các loại gia cầm khác
- Sử dụng phên, bạt để che chắn, chống mưa tạt, gió lùa; bổ sung thêm bóng điện (bóng tròn sợi đốt hoặc bóng hồng ngoại) để sưởi ấm cho gia cầm.
- Đảm bảo mật độ chăn nuôi hợp lý. Mật độ chuồng nuôi trong mùa đông đối với gà đẻ: 6-8 con/m2; gà thịt: 8-10 con/m2.
- Những ngày mưa lớn thường bị mất điện nên người chăn nuôi cần chủ động phương án thắp sáng và sưởi ấm dự phòng như máy phát điện, đèn, xăng dầu, bếp than, bếp trấu, củi,… để giữ ấm.
- Dự trữ thức ăn tinh có thành phần dinh dưỡng phù hợp với từng giai đoạn phát triển của gia cầm và bảo quản ở những nơi khô ráo để tránh ẩm mốc.
- Cho uống đủ nước sạch, ấm và bổ sung thêm đường Gluco, các loại Vitamin tổng hợp, men tiêu hoá để nâng cao khả năng chống bệnh cho gia cầm.
- Thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ và thay chất độn chuồng. Định kỳ phun thuốc khử trùng, tiêu độc và tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh như: Newcastle, Gumboro, Cúm gia cầm, hen suyễn…
Ngoài các biện pháp trên, người chăn nuôi thường xuyên theo dõi tình trạng đàn vật nuôi và báo cáo UBND xã, cơ quan thú y để kiểm tra, xử lý kịp thời khi vật nuôi có biểu hiện suy kiệt, xuất hiện triệu chứng bệnh do ảnh hưởng của giá rét./.

                                           Phòng Quản lý giống & KTCN – Chi cục CNTY Nghệ An
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Chi cục chăn nuôi và thú y Nghệ An

    Số 55, Nguyễn Sinh Sắc, phường Cửa Nam, TP. Vinh, tỉnh Nghệ An
    02383844586
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây